Vẫn còn nhiều tiềm năng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng xuất khẩu (XK) trong giai đoạn năm 2000 đến 2016 từ VN vào Mỹ bình quân đạt 28,1%/năm, từ 732 triệu USD năm 2000 thì đến 2016 đạt 38,45 tỉ USD. Điều này đưa Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của VN. Đặc biệt, trong khi VN liên tục nhập siêu từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, thì xuất siêu qua Mỹ liên tục tăng với tốc độ lớn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ thì hàng VN xuất sang Mỹ đã có thêm nhiều sản phẩm giá trị cao như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác...
tin liên quan
Xuất khẩu gỗ sang Mỹ tăng đến 15%Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu
gỗ lớn nhất của VN, kim ngạch hằng năm lên tới trên 2 tỉ USD, chiếm
trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của VN.
Không chỉ với VN, Mỹ luôn được xem là thị trường tiêu dùng đứng đầu thế giới. Do đó cơ hội để gia tăng đưa hàng vào nước này là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước. Ví dụ hàng dệt may của VN năm 2016 xuất sang Mỹ đạt 11,45 tỉ USD, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này và còn cách xa so với đối thủ đang dẫn đầu ở xứ sở cờ hoa. Vì vậy, những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao đang được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị gia tăng cho VN.
Tại buổi chia sẻ mới đây, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty TNHH phần mềm FPT, cho rằng nếu VN xuất đi hơn 30 tỉ USD điện thoại thì đã phải nhập linh phụ kiện đến 25 tỉ USD. Nghĩa là 100 USD giá trị xuất hàng hóa sang Mỹ thì chỉ có khoảng 20 - 30 USD do người Việt làm ra. Trong khi với ngành phần mềm, cứ 100 USD thì có 84 - 86 USD do người Việt làm ra. Ở lĩnh vực nông sản, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần XNK Intimex - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN, cho biết tiêu, cà phê và hạt điều đang xuất sang Mỹ cực tốt. Riêng mặt hàng tiêu mỗi năm Mỹ nhập hàng từ VN tăng bình quân 30%. Tiêu và cà phê xuất đi cũng tăng hơn 10% so cùng kỳ năm trước.
Đánh giá về điều này, ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn Robenny (Canada), phụ trách thị trường châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ, cho rằng con số XK từ VN vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của cả VN và thị trường Mỹ. Ông phân tích: Lượng hàng hóa từ VN vào Mỹ tăng 77% trong những năm gần đây, song nếu tính về giá trị thì còn quá khiêm tốn. Hiện VN xuất siêu sang Mỹ và giá trị chiếm khoảng hơn 20% trị giá XK của cả nước nhưng so với quy mô thị trường Mỹ, hàng VN chiếm vị trí quá khiêm tốn, chưa tới 2%.
|
Gia tăng bán hàng Việt
Thị trường Mỹ đã trở thành điểm sáng duy nhất trong bức tranh xuất nhập khẩu của VN nhiều năm qua. Nhưng điều đó cũng chưa đủ thay đổi cán cân nhập siêu thường xuyên của VN. Năm 2016, nếu thành tích xuất siêu sang Mỹ được gần 30 tỉ USD thì đã bị thị trường Trung Quốc “nuốt” gần hết khi nước này xuất siêu vào VN đến 28 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng XK chủ yếu vẫn làm gia công như dệt may, da giày phải nhập nguyên phụ liệu từ các nước. Đặc biệt, kim ngạch XK qua Mỹ vẫn chủ yếu thuộc về các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn năm 2016, điện thoại các loại và linh kiện từ VN xuất vào Mỹ đạt 4,3 tỉ USD nhưng giá trị này hoàn toàn thuộc về Tập đoàn Samsung. Vì thế, để thay đổi cơ cấu mặt hàng để bán sang các thị trường thế giới nói chung và Mỹ nói riêng, các chuyên gia đều cho rằng bản thân Chính phủ và doanh nghiệp (DN) đều phải tăng tốc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm mang hàm lượng VN nhiều hơn như hàng nông sản, trái cây...
Theo ông Đỗ Hà Nam, hiện khó khăn của trái cây VN để có thể đến với người tiêu dùng Mỹ là vận chuyển đường xa khiến giá thành đẩy lên cao. Thứ hai, công nghệ bảo quản của VN chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu khắt khe của Mỹ, công tác xây dựng xúc tiến thương mại vào thị trường này chưa mạnh... Nhiều hàng hóa VN xuất qua Mỹ vẫn qua con đường vòng, thông qua các đối tác khác. Ông Nam cho rằng sau chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ, sẽ có nhiều quyết sách mạnh mẽ hơn để mời gọi đầu tư từ Mỹ vào VN và thúc đẩy thương mại theo chiều ngược lại.
Tuy nhiên, DN phải chủ động trong việc tìm kiếm đối tác tốt hơn. Hiện các mặt hàng nông sản của Mỹ như táo, nho, bắp... thì VN nhập số lượng lớn và tăng hằng năm, nhưng trái cây rau quả Việt chưa được người tiêu dùng Mỹ biết đến nhiều. “Bản thân các DN ngoài việc đi tham gia các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại tại Mỹ, phải gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đối tác tại Mỹ hay tại VN, gặp trực tiếp các hệ thống phân phối lớn của Mỹ, gặp họ để nắm bắt nhu cầu của họ thế nào nhằm có chiến lược bán hàng phù hợp. Kinh nghiệm của chúng tôi đi bán tiêu cho Mỹ chỉ đơn giản có vậy”, ông Nam chia sẻ thêm.
tin liên quan
Hơn 80% nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệuĐó là số liệu thống kê do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) vừa đưa ra.
Chuyên gia Robert Trần nhận định bản thân DN phải có chiến lược rõ ràng về hoạt động giao thương và XK số lượng hàng lớn. Đồng thời xác định mối quan hệ đường dài để xác lập thị trường bài bản. Bên cạnh đó, DN trong nước cần chọn đối tác phân phối và có sự liên kết cùng nhiều đối tác để đồng hành khi ra thị trường lớn. Không nên chỉ chọn phương thức đơn thương độc mã tại thị trường Mỹ rộng bao la sẽ dễ gặp khó khăn dẫn đến bỏ cuộc.
Báo cáo của Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) cho thấy, từ khi HIệp định thương mại VN - Mỹ (BTA) có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng trưởng ở mức cao, từ mức 220 triệu USD năm 1994 (năm Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với VN) đã lên 1,4 tỉ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt trên 47 tỉ USD vào cuối năm 2016. Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, hiện VN là đối tác xếp thứ 12 về XK hàng hóa sang Mỹ và xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ thị trường này.
Còn số liệu thống kê của UNComtrade (Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng của Liên Hiệp Quốc), tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2016 đạt 2.450 tỉ USD. Kim ngạch XK của VN sang Mỹ chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ.
|
Bình luận (0)