Địa cầu có đại dương thứ sáu nhưng chẳng ai thấy được

04/10/2022 10:19 GMT+7

Đội ngũ khoa học quốc tế đã tìm được chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một khối lượng nước đáng kể ở giữa lớp manti trên và dưới trong lòng địa cầu, và cho rằng đó có thể được xem là đại dương thứ sáu.

Các lớp của trái đất

afp/getty

Từ lâu con người đều biết thế giới có 5 đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.

Tuy nhiên, báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Geoscience cho thấy sự tồn tại của đại dương thứ sáu, bao quanh địa cầu ở độ sâu khoảng 660 km, nằm giữa lớp manti trên và dưới của trái đất.

Lớp vỏ trái đất có độ sâu từ 8 – 40 km, trong khi lớp manti trên và dưới bao trùm ở độ sâu đến 4.670 km. Mặt đáy của lớp manti dưới hình thành nên ranh giới với lõi ngoài của địa cầu.

Giới địa chất học đang thu thập thêm các chứng cứ cho thấy có một khối lượng lớn của nước tồn tại bên trong lớp manti, được bao bọc trong những lớp khoáng chất xốp chứ không trải rộng thành một thể như các đại dương trên bề mặt trái đất.

Năm 2014, chuyên san Nature công bố báo cáo cho thấy cái gọi là “khu vực chuyển tiếp” giữa lớp manti trên và dưới có thể “ngậm” nước với tỷ lệ lên đến 1% so với tổng khối lượng của nó.

Năm 2017, một trong những nhà nghiên cứu thực hiện báo cáo tương tự và đăng trên chuyên san Science cho rằng khu vực chuyển tiếp có thể đang giữ khối lượng nước tương đương với toàn bộ các đại dương trên bề mặt gộp lại.

Nghiên cứu mới nhất đã phân tích một viên kim cương được khai thác ở mỏ Botswana. Kết quả cho thấy kim cương nhiều khả năng hình thành ở độ sâu 660 km, tương thích với vị trí của khu vực chuyển tiếp.

Thông qua viên kim cương này, các nhà khoa học cho rằng phạm vi của vùng chứa nước phải mở rộng hơn nữa, vào sâu bên dưới khu vực chuyển tiếp và tiến vào lớp manti dưới.

Rò rỉ khí metan tác động đến khí hậu toàn cầu như thế nào?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.