Bà Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, cho biết: “Khi Bộ GD-ĐT ra sách giáo khoa mới thì trường phải tự biên soạn và in thành sách chữ nổi. Sau đó, chia sẻ các bộ sách này cho các trường phổ thông đặc biệt ở các tỉnh thành khác. Một bộ máy in sách chữ nổi trị giá 400 - 500 triệu đồng, kèm theo những phụ tùng đắt tiền nên không phải trường nào cũng mua được. Nguồn kinh phí làm sách cho học sinh khiếm thị chủ yếu dựa vào tài trợ của một số tổ chức từ thiện".
Ngoài ra, trước quy định cả nước sẽ áp dụng bộ sách giáo khoa mới từ năm 2018, đồng thời các tỉnh, thành có quyền lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nên các trường khiếm thị càng gặp khó. “Nếu như TP.HCM sử dụng bộ sách của TP và chúng tôi làm sách nổi theo nội dung này thì khó khăn trong việc chia sẻ với các địa phương khác”, bà Vân nêu thêm.
tin liên quan
Thủ tướng dự Lễ Khai giảng tại trường khiếm thị Nguyễn Đình ChiểuSáng nay (5.9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Khai giảng và đánh trống khai trường tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).
Do vậy, vị hiệu trưởng trên đề nghị: "Nếu được, Nhà xuất bản Giáo dục sau khi biên tập các bộ sách mới thì chuyển dữ liệu cho chúng tôi để giáo viên biên soạn lại. Các trường có máy in sẽ làm sách cho mình và các trường bạn. Chúng tôi rất cần người điều phối, vì như hiện nay rất bị động”.
tin liên quan
Học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu vui mừng đón sân bóng mớiNiềm hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt của các thầy cô và học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu khi đón nhận món quà đặc biệt - sân bóng đá Mini đạt chuẩn quốc tế do nhãn hàng Omo và hệ thống siêu thị Co.op Mart trao tặng.
Bình luận (0)