Hai trường hợp ASF mới được ghi nhận tại tỉnh Vân Nam vào ngày 21.10. Tháng này cũng vào thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh chăn nuôi heo chuẩn bị phục vụ thị trường dịp tết âm lịch vào giữa tháng 2.2019, theo Reuters ngày 23.10.
“Những gì chúng tôi lo sợ nhất đang diễn ra”, nhà phân tích họ Phùng thuộc trang phân tích thị trường Soozhu.com, cho biết khi nhắc đến dịch bệnh ASF lan rộng từ khu vực đông bắc cho đến tây nam Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã xác nhận trên 40 ổ dịch ASF tại 11 tỉnh và thành phố trong vòng 3 tháng nay và tiêu hủy khoảng 200.000 con heo.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin tất cả những đợt bùng phát dịch bệnh đều diễn ra tại những tỉnh miền bắc và đông, đến ngày 21.10 là lần đầu tiên ở tỉnh Vân Nam, miền nam nước này.
tin liên quan
Bệnh tay chân miệng có sự thay đổi gienTại Vân Nam, heo bị nhiễm ASF được phát hiện tại hai trang trại nhỏ ở thành phố Chiêu Thông. Tổng cộng 545 con heo đã chết tại hai trang trại ở Chiêu Thông. Khoảng 7.000 con heo tại những trang trại lân cận ổ dịch đã bị tiêu hủy trong ngày 22.10, theo Nhật báo Vân Nam.
Chiêu Thông nằm cách thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh) khoảng 3.000 km. Trong khi đó, Liêu Ninh là nơi có đợt bùng phát dịch bệnh ASF đầu tiên hồi tháng 8.2018.
Ngoài ra, vào ngày 22.10, một đợt bùng phát dịch mới được ghi nhận tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.
“Hiện chỉ có một số khu vực không ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh mới, nhưng có không có gì đảm bảo là an toàn tuyệt đối. ASF có thể hoành hành khắp nơi”, nhà phân tích Pan Chenjun thuộc ngân hàng Rabobank ở Hồng Kông (Trung Quốc) nhận định.
tin liên quan
Cảnh báo gia tăng ca bệnh nguy hiểm gây dịchĐến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa lý giải vì sao ASF xuất hiện ở nước này. Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn vận chuyển heo từ những khu vực bị dịch bệnh sang nơi khác.
Vào tháng 9, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và chính phủ các nước trong khu vực lo ngại ASF lan rộng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
ASF không gây hại cho người nhưng khiến gia súc chết chỉ trong vòng vài ngày, đe dọa ngành chăn nuôi. Hiện cũng không có vắc xin phòng ngừa ASF. Một khi dịch bệnh bùng phát chỉ có biện pháp duy nhất là tiêu hủy gia súc.
Hồi tháng 5, FAO từng cảnh báo nguy cơ dịch ASF bùng phát và lan rộng từ Nga.
Khoảng phân nửa tổng số con heo trên toàn cầu được nuôi ở Trung Quốc và nước này có tỉ lệ tiêu thụ thịt heo thuộc hàng lớn nhất thế giới, theo báo cáo của FAO.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ngày 30.8 đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan về việc khẩn cấp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm ASF.
Bình luận (0)