Con đập sẽ giúp Ethiopia có được nhà máy thủy điện lớn nhất châu Phi và giải quyết rất cơ bản vấn đề đảm bảo năng lượng cho nước này. Ai Cập lo ngại đập thủy điện ấy sẽ ảnh hưởng lưu lượng nước ở vùng hạ lưu sông Nile và viện dẫn các hiệp ước mà thực dân Anh áp đặt năm 1929 và 1959 để bảo vệ đặc quyền sử dụng 80% nguồn nước sông Nile. Ethiopia thì đã thông qua bộ luật vô hiệu hóa mọi văn kiện pháp lý từ thời thuộc địa. Ai Cập thậm chí đề cập khả năng chiến tranh để cảnh báo và răn đe Ethiopia. Tuy nhiên, việc đó không gây được tác dụng gì vì hai nước không có biên giới chung và quân đội Ethiopia xem ra còn kỷ cương và thiện chiến hơn quân đội Ai Cập. Mặt khác, một khi xung khắc bùng nổ thì chắc chắn các nước khác ven bờ sông Nile sẽ đứng về phía Ethiopia nhiều hơn. Chính phủ hai nước làm găng nhau còn vì cần trang trải nhu cầu nội bộ.
Nhu cầu và lợi ích của cả hai đều chính đáng nhưng cách hành xử đều có phần không biết điều. Đúng ra, Ai Cập không thể độc quyền 80% lượng nước sông Nile nhưng Ethiopia cũng không thể bất chấp quan tâm của các nước ở hạ lưu. Cả hai đều phải ý thức về điểm dừng và lẽ ra phải lưu ý thỏa đáng và cùng tìm giải pháp đáp ứng hài hòa lợi ích chính đáng của nhau.
La Phù
>> Ai Cập, Ethiopia tranh cãi vì đập
>> Thủ tướng Ethiopia từ trần
>> Hai nhà báo Thụy Điển bị xử 11 năm tù ở Ethiopia
>> Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria
>> Ai Cập phá âm mưu tấn công các đại sứ quán
Bình luận (0)