Theo thông tin mới cập nhật, chỉ sau 4 ngày vận hành, metro số 1 đã đón gần 400.000 khách. Cụ thể, kể từ ngày khai trương 22.12 đến hết ngày 25.12, metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chạy 797 chuyến tàu trải nghiệm trong giai đoạn miễn phí vé 1 tháng.
Tranh cãi biển chỉ dẫn for Ben Thanh ở Metro
Theo chia sẻ của bà Văn Thị Hữu Tâm - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 chỉ trong ngày thứ 4 vận hành, người dân đã dần quen với việc sử dụng tàu điện làm phương tiện di chuyển để phục vụ cho việc đi làm, đi học, tham quan… Trong đó, ga Bến Thành của tuyến metro số 1 vẫn là nơi tập trung đông khách trải nghiệm nhất.
Vào sáng nay, một cuộc tranh luận mới đã được nổ ra liên quan đến một số bài đăng trên Facebook liên quan đến việc sử dụng từ "for" trong bảng chỉ dẫn xuất hiện tại nhà ga metro vì có thể gây hiểu lầm, và sẽ có nhiều cách diễn đạt khác dễ hiểu và đúng chuẩn hơn.
Những giờ qua, có nhiều bài viết trên facebook bàn luận rôm rả về việc sử dụng từ "for" trong bảng chỉ dẫn tại các nhà ga của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Nhiều bình luận cho rằng cụm từ tiếng Anh "for Ben Thanh" (đi Bến Thành) không phải là sai, nhưng lại không rõ ràng bằng "to Ben Thanh" hoặc "Ben Thanh bound". Một số còn gợi ý, chỉ cần ghi đơn giản là "Ben Thanh".
Có người còn chia sẻ quan điểm rằng "For Ben Thanh" dễ gây hiểu nhầm là một dịch vụ dành riêng cho ga Bến Thành, thay vì chỉ rõ điểm đến thực sự.
Theo lý giải của thầy giáo Nguyễn Thái Dương, Từ FOR đó nằm trong cụm "BOUND FOR" dịch nôm na là "đi đến", thường dùng cho các phương tiện công cộng như tàu điện, tàu hỏa, máy bay...
Vì vậy, trong trường hợp này "for Ben Thanh" là đúng
Thầy giáo Nguyễn Thái Dương cũng lấy ví dụ trên bài đăng trên fanpage của mình:
• a plane bound for Moscow = chuyến bay đi Mạc Tư Khoa
• This train is bound for New York = Chuyến tàu này đi Nữu Ước
Để trả lời cho một thắc mắc của một người dùng Facebook, ngoài "TO" ra người ta đôi khi cũng dùng "FOR" để nói về điểm đến, kiểu như chỉ mục đích).
Thầy giáo Nguyễn Thái Dương tiếp tục lấy ví dụ, chẳng hạn trong cụm "LEAVE FOR", "HEAD FOR". Sau từ FOR là điểm đến.
• leave for Paris = đi Paris (rời nơi bạn đang ở để đi tới Paris
• head for the exit = tiến về phía lối ra
Riêng với từ "LEAVE" (rời đi), Thầy giáo Nguyễn Thái Dương cũng đưa ra một ví von, đó là "sai một FOR đi một dặm" để minh họa sự khác biệt giữa "leave" (rời đi) và "leave for" (đến một nơi nào đó).
Bình luận (0)