Việt Nam có tiềm năng gió khá tốt để phát triển điện gió ngoài khơi |
Nguồn: Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) |
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng gió khá tốt để phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) với tổng công suất lên đến trên 500 GW (nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Việt Nam công suất chỉ 2.400 MW). Nhưng hiện nay Việt Nam chỉ mới phát triển điện gió trên bờ và khu vực ven bờ biển chưa có chính sách nào cho loại hình giàu tiềm năng này.
Theo các chuyên ngoài tiềm năng về gió, Việt nam còn có kinh nghiệm trong việc xây dựng vận hành và khai thác dầu khí ngoài khơi. Có thể tận dụng kinh nghiệm này để xây dựng điện gió. TS. Huỳnh Đạt Vũ Khoa, cố vấn cấp cao về địa kĩ thuật của Viện Địa kỹ thuật Na Uy (NGI) nhận xét: “Việt Nam cũng là một trong những nước khá năng động nhưng mới dừng lại ở việc lên kế hoạch ban đầu mà chưa có quy hoạch, tiêu chuẩn gì cho ngành này”.
TS. Đỗ Minh Thắng, Trưởng bộ phận năng lượng, Công ty Meteodyn (Pháp) cho rằng : Trong xu thế giá xăng dầu ngày càng tăng và khả năng cạn kiệt trong vài chục năm tới. Chúng ta chưa có sự lựa chọn nào khác để thay thế ngoài năng lượng tái tạo mà đặc biệt là ĐGNK cùng với năng lượng hạt nhân. Thế giới đang bắt đầu giai đoạn phát triển rực rỡ điện gió. Điều này làm giá thành hạ nhanh khi các thiết bị được sản xuất hàng loạt và công suất vận hành thiết bị điện cận ngưỡng tối đa. Điện gió và năng lượng tái tạo nói chung hiện nay đang thu hút sự quan tâm lớn vì độ an toàn tài chính rất cao. Nhà đầu tư chỉ phải bỏ tiền đầu tư một lần (thêm ít chi phí vận hành bảo dưỡng) mà không phải lo giá thành nguyên liệu đầu vào thường bất định.
Theo TS Khoa, bốn quốc gia ở khu vực biển Bắc là những nước rất phát triển về khoa học công nghệ nói chung và công nghệ ĐGNK nhưng vẫn phải hợp tác cùng nhau vì mục tiêu chung lớn hơn. Việt Nam muốn phát triển cũng phải cần có những đối tác có năng lực và tin cậy. Để phát triển ĐGNK thì vai trò tiên phong của chính phủ là rất quan trọng để các nhà đầu tư thấy có lợi ích và tham gia.
Việt Nam cần xây dựng chính sách mang tính ổn định cao với tầm nhìn cụ thể theo từng giai đoạn tránh tình trạng phát triển “nhảy cóc” |
Đinh Văn Nguyên |
TS Đỗ Minh Thắng, chia sẻ : Kinh nghiệm của Pháp là nhà nước sẽ bỏ tiền ra để thực hiện các bước đầu tư ban đầu như đánh giá tiềm năng sơ bộ, đánh giá tác động môi trường… để từ đó đưa ra các tiêu chí tiêu chuẩn kĩ thuật cho các dự án. Giai đoạn 2 sẽ mời và lựa chọn một số các liên doanh nhà thầu có đủ năng năng lực và uy tính tham gia đấu thầu. Đây là các dự án quy mô lớn về vốn và kĩ thuật phức tạp không một nhà thầu đơn lẻ nào đủ sức làm. Đây là khâu rất quan trọng và sàng lọc năng lực của chủ đầu tư là rất kĩ.
TS thắng cũng đồng tình khi cho rằng vai trò của dẫn dắt của nhà nước là rất quan trọng vì có những việc tư nhân không tham gia được. Xây dựng hệ thống lưới điện là một khâu quan trọng trong việc đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển nguồn. Cần tránh tình trạng giống như điện mặt trời gần đây; phát triển ồ ạt sau đó mới xin đấu nối, truyền tải lên lưới… Ở châu Âu, nhiều nước nối lưới với nhau. Điều này giúp họ chia sẻ điện cho nhau đặc biệt giữa các quốc gia khác múi giờ. Nó là một trong những nguyên nhân giúp nhiều nước mạnh mẻ cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong một vài năm tới.
Bình luận (0)