Diễn tập ứng phó sự cố công trình hồ thủy lợi Dầu Tiếng

03/12/2016 18:32 GMT+7

Ngày 3.12, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa (Bộ NN-PTNT) tổ chức diễn tập ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng năm 2016.

Tham dự có Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) Tăng Quốc Chính; Vụ trưởng vụ quản lý công trình và an toàn đập, Tổng cục thủy lợi Đồng Văn Tự, lãnh đạo ban ngành TP.HCM và các tỉnh lân cận…
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Dầu Tiếng – Phước Hòa tiến hành cuộc họp bất thường để lên phương án xử lý sự cố hồ Dầu Tiếng Giang Phương
Tình huống giả định là khi mức nước hồ Dầu Tiếng xấp xỉ cao trình 25,1m (mực nước lớn nhất thiết kế) và hồ đang xả với lưu lượng 200m3/s để hạ thấp mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường. Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa nhận được thông tin dự báo trong vòng 24-48 giờ tới vùng lưu vực hồ Dầu Tiếng chịu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới. Do mực nước hồ đã vượt trên mức báo động 3, công ty được Thủ tướng chấp thuận tăng dần lưu lượng xả qua tràn đến lưu lượng xả thiết để đảm bảo công trình.
Trong quá trình vận hành đã xảy ra sự cố, một số cửa tràn bị kẹt không thể xả đến mức tối đa, mực nước hồ tiếp tục tăng nhanh. Công ty đã chủ động xử lý sự cố nhưng không thể khắc phục, không thể phân lưu lượng lớn xuống sông Sài Gòn.
Trước tình thế cấp bách, công ty đề nghị dùng mìn phá một đoạn đập tại vị trí K23 của đập phụ (thuộc xã Tân Hưng, H.Tân Châu) để phân lũ về sông Vàm Cỏ Đông Giang Phương
Trước tình thế cấp bách, công ty đề nghị dùng mìn phá một đoạn đập tại vị trí K23 của đập phụ (thuộc xã Tân Hưng, H.Tân Châu) để phân lũ về sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn đập được phá có dài 200m, rộng 6m, cao 3m tạo ra một vùng trống cho nước chảy qua, ngưỡng tràn khống chế tại cao trình 24m. Tràn được gia cố bằng rọ đá, có chân khay để tránh sạt lỡ và mở rộng do dòng nước chảy qua. Với ngưỡng tràn này, toàn bộ vùng hạ da sau đập từ cao trình 24m trở xuống sẽ bị ngập.
Lực lượng công binh được triển khai phá đập để đảm bảo an toàn công trình Giang Phương
Đoạn đập được gia cố bằng rọ đá Giang Phương
Sau khi phá đập, các lực lượng hỗ trợ đảm bảo công trình hoạt động Giang Phương

Đoạn đập vừa được phá được các lực lượng gia cố đảm bảo bảo an toàn tuyệt đối Giang Phương
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Dầu Tiếng – Phước Hòa tiến hành cuộc họp bất thường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCTT-TKCN Dầu Tiếng – Phước Hòa cùng các thành viên thông qua phương án phá đập đồng thời cho tiến hành sơ tán toàn bộ dân ấp Phước Bình 1 và vùng lân cận đập K23 đến nơi an toàn và triển khai lực lượng cứu hộ.
Các lực lượng công an, quân sự chuẩn bị các phương án cứu nạn, cứu hộ cho người dân sau khi đoạn đập bị phá

Mọi phương án cứu nạn, cứu hộ được sẵn sàng Giang Phương

Các lực lượng tìm kiếm trong khu vực có dân cư còn xót lại sau khi được di dời Giang Phương

Cứu hộ một trường hợp người dân bị đuối nước Giang Phương

Chuyển lên cấp cứu Giang Phương
Các lực lượng y tế hỗ trợ khẩn cấp cấp cứu tại chỗ và chuyển đi tuyến trên Giang Phương
Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) Tăng Quốc Chính cho biết, buổi diễn tập là dịp để hoàn thiện các kỹ năng phòng chống thiên tai đối với các tình huống cụ thể. Nâng cao năng lực ứng phó các sự cố thiên tai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.