Thông thường mức độ tảo gây hại được theo dõi bằng cách thu thập các mẫu nước, sau đó được chuyển đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra. Tuy nhiên, vấn đề thời gian mà các mẫu nước đến được phòng thí nghiệm cũng đủ để các mẫu tảo gây hại lan rộng ra cả vùng nước, gây ngộ độc cho các sinh vật sống trong nước hay nguy hiểm hơn là gây ngộ độc cho người sử dụng.
Với mục đích kiểm tra các mẫu tảo trong nước một cách nhanh chóng, hệ thống thiết bị kiểm tra do các nhà khoa học tại Đại học Singapore sử dụng con chip được bọc trong một loại polymer gọi là titan oxit phthalocyanine. Nó sẽ được đặt trên màn hình điện thoại thông minh với các giọt nước đọng lại trên điện thoại. Điện thoại sẽ chiếu mô hình ánh sáng, tối lên con chip, ở đó nước sẽ được trộn lẫn với hóa chất nhuộm để phát hiện tế bào tảo.
Qua sự trợ giúp của ánh sáng LED và bộ lọc màu được tích hợp trong nền tảng thiết bị, điện thoại sau đó sẽ chụp ảnh mẫu nước. Các tế bào tảo có mặt trong mẫu nước sẽ phát sáng, thông qua ứng dụng số lượng tảo có thể được tính một cách dễ dàng.
Toàn bộ quá trình này có thể thực hiện tại chỗ với thời gian 15 phút và kết quả đo chính xác đến 90% với mức độ sinh độc tố của các loài tảo. Thiết bị đang được phát triển tiếp để có được kết quả chính xác tuyệt đối hơn.
Bình luận (0)