Điều trị tăng đường huyết hậu Covid-19

Liên Châu
Liên Châu
31/03/2022 10:06 GMT+7

F0 là người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) nên lưu ý khi sử dụng thuốc sau khi đã âm tính SARS-CoV-2 để tránh tăng đường huyết.

Qua thực tế khám, điều trị, thạc sĩ - bác sĩ (BS) Lê Thị Phương, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết T.Ư, chia sẻ về một số vấn đề sức khỏe của người mắc đái tháo đường sau khi âm tính SARS-CoV-2.

Tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư các liệu pháp y học cổ truyền hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân cần phục hồi sức khỏe sau khi đã khỏi Covid-19.

THÚY QUỲNH

Theo BS Phương, qua quá trình thăm khám và tư vấn, các bác sĩ nhận thấy, một trong những hệ quả để lại với các triệu chứng kéo dài và di chứng sau nhiễm Covid bao gồm: hụt hơi, ho khéo dài; mệt mỏi, đau nhức cơ và các khớp; đau đầu, suy giảm trí nhớ; rối loạn lo âu, trầm cảm; mất ngủ, ngủ không sâu giấc; hồi hộp trống ngực, tức ngực nhịp tim nhanh; ăn uống kém, đầy tức bụng, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa kéo dài; rụng tóc …

Theo bác sĩ Phương, Việt Nam có ưu thế về điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Ngoài châm cứu, việc sử dụng các thuốc y học cổ truyền; xoa bóp bấm huyệt kết hợp phục hồi chức năng (hướng dẫn bệnh nhân tập thở, các bài tập tăng cường sức mạnh cơ)… với sự hỗ trợ của các sóng siêu âm, điện xung, ô xy cao áp; các triệu chứng nêu trên được cải thiện rõ rệt.

Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư, các bệnh nhân mắc bệnh nền sau mắc Covid có các di chứng như: mất ngủ, hụt hơi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa… được kết hợp điều trị đã được cải thiện rõ ràng, kiểm soát đường huyết và bệnh nền; đồng thời không còn các triệu chứng liên quan Covid-19.

Bác sĩ Phương cũng lưu ý: "Với các bệnh nhân đái tháo đường qua quá trình điều trị Covid sử dụng nhiều các thuốc điều trị ho dạng cao lỏng, siro có lượng đường cao gây tăng đường huyết và khó kiểm soát đường huyết. Vì vậy với những bệnh nhân mắc các bệnh nền như: đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, suy thận… sau mắc Covid điều trị tại nhà hoặc sau khi được điều trị âm tính cần theo dõi sức khỏe và đi khám để cải thiện các triệu chứng còn kéo dài hoặc các triệu chứng hậu Covid để tránh tăng bệnh nặng.

Hậu Covid-19 để lại tới 203 di chứng, hơn 50% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid đã giảm mạnh nhờ tỷ lệ tiêm chủng toàn dân rất cao, tuy nhiên vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới.

Nhiều trường hợp sau khi mắc Covid-19 và qua quá trình điều trị, xét nghiệm SARS-CoV-2 dù đã âm tính nhưng các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể như: biến chứng về huyết học (tắc mạch máu; biến chứng về hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng và đại tiện phân lỏng….); biến chứng thận (viêm thận, suy thận…); biến chứng hệ nội tiết (đái tháo đường…); biến chứng da (ban đỏ, viêm da, mề đay và rụng tóc …); biến chứng hệ cơ xương khớp: (đau nhức cơ, yếu cơ, mỏi cơ, viêm khớp…); biến chứng hệ tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…; biến chứng hệ thần kinh (lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ, chứng sương mù não, mất ngủ, đau đầu, nửa đầu…).

Trẻ em có thể mắc hội chứng viêm hệ thống.

Việc sử dụng liệu pháp YHCT trong điều trị các triệu chứng sau khi đã khỏi Covid-19 (âm tính SARS-CoV-2) đã được Bộ Y tế hướng dẫn, đang được áp dụng hiệu quả cho các bệnh nhân đái tháo đường.

(Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.