Trong giai đoạn cho con bú, cơ thể mẹ cần nhiều năng lượng và chất
dinh dưỡng để duy trì sức khỏe tốt, cũng như hỗ trợ bé phát triển toàn
diện thông qua nguồn dưỡng chất bé nhận được từ sữa mẹ.
Dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú cũng cần thực hiện một cách khoa học |
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và đặc biệt hơn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 500kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu bình thường để có thể sản xuất 750ml sữa mẹ cần cho bé.
Mẹ ăn nhiều nhưng dinh dưỡng không bao nhiêu
Một số ít các mẹ có quan điểm rằng 40 tuần thai chính là thời điểm mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng khoa học. Và khi bé chào đời, mẹ có thể tự cho phép mình “thoải mái” hơn trong vấn đề ăn uống, cụ thể là thích gì thì ăn nấy. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất vẫn vô cùng quan trọng với bà mẹ đang cho con bú. Cụ thể, các mẹ không được lạm dụng các loại thức ăn vặt, những món ăn theo sở thích nhưng không mang lại giá trị dinh dưỡng cao (như hải sản có vỏ, thực phẩm cay nóng, café, sô-cô-la,…). Việc ăn uống không khoa học của mẹ trong giai đoạn cho con bú có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của bé, gây ra tình trạng đau bụng, phát ban, dị ứng, táo bón…hoặc thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình phát triển liên tục của hệ thần kinh ở trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng thiếu khoa học của mẹ có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa ít hơn. Trước tiên, mẹ cần đảm bảo ăn những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm và khoai tây để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, mẹ cần cung cấp chất đạm từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu. Một công thức hữu ích dành cho mẹ: 1 phần cá thịt trắng và 1 phần cá nhiều mỡ (ít nhất 2 lần trong một tuần). Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây, rau quả để phòng ngừa bệnh táo bón, vấn đề thường gặp trong giai đoạn sau sinh.
|
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ
“Sữa cho mẹ” và nguồn dưỡng chất cho con
Do vừa trải qua quá trình mang thai nặng nhọc, sinh con mất sức, người mẹ lại thường xuyên thiếu ngủ do thức đêm chăm sóc con nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, khiến sữa mẹ cũng vì thế tiết ra ít hơn. Nhưng các mẹ cần ghi nhớ, sức khỏe của mẹ tốt sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hơn nữa, bà mẹ đủ sức khỏe mới có thể chăm sóc tốt nhất cho đứa con bé bỏng của mình.
Bên cạnh việc chọn lọc thức ăn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mỗi ngày mẹ cần uống nhiều nước (10-12 ly), và nên uống thêm 1 - 2 ly sản phẩm bổ sung (điển hình như sữa dành riêng cho mẹ mang thai và đang cho con bú). Việc bổ sung nước thông qua sữa hay các loại nước trái cây ít đường không chỉ hỗ trợ các chất xơ hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa chứng táo bón, mà hơn thế nữa, giúp mẹ bổ sung một lượng chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể để hỗ trợ bé phát triển trí não toàn diện như: DHA, Axít Folíc, Choline, Canxi, chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác.
Lượng chất dinh dưỡng dung nạp trong giai đoạn mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa mẹ, tuy nhiên cũng không vì thế mà mẹ kiêng khem quá mức. Các chuyên gia khẳng định, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể sẽ thông qua nguồn sữa mẹ truyền dẫn sang con, nhờ đó việc cho con bú sẽ giúp mẹ lấy lại dáng vóc nhanh chóng. Đồng thời, để giữ sức khỏe tốt cũng như duy trì tinh thần sảng khoái, tích cực, bên cạnh việc thiết kế chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ cần tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Mẹ cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong suốt thời gian cho con
bú một cách khoa học để hỗ trợ bé phát triển tối ưu. Đừng quên bổ sung 2
ly Enfamama A+ để cung cấp đủ hàm lượng DHA, Choline, Acid Folic và đầy
đủ những dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé.
|
Bình luận (0)