Theo đó, các sản phẩm snack (thức ăn vặt) tại thị trường VN cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 21% trong năm 2017.
Cụ thể, Nielsen cho biết tại VN, ngành hàng thực phẩm là 1 trong 3 nhóm ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2017. Doanh số của nhóm ngành hàng này tăng trưởng 7% so với năm 2016, đóng góp 16,3% vào tổng doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đáng chú ý, trong 2 nhóm sản phẩm chính của ngành hàng thực phẩm, mức tăng trưởng của các sản phẩm thuộc nhóm thông dụng hằng ngày (mì gói, nước tương, dầu hào, nước mắm, bột ngọt, bột nêm) chỉ bằng từ 2 - 5 lần nhóm sản phẩm được mua "ngẫu hứng" (bánh quy, bánh xốp mềm, snack).
tin liên quan
Năm 2017, người Việt chi 8.000 tỉ đồng ăn snackCuối năm 2017, báo cáo tổng quan về thị trường snack do Hãng nghiên cứu Statista công bố cũng cho biết người Việt chi khoảng 354 triệu USD (tương đương gần 8.000 tỉ đồng) ăn snack trong 1 năm.
Sức hút của mặt hàng này ngày càng mạnh nhờ sự thay đổi, cập nhật liên tục về hương vị, mẫu mã. Nếu thống kê đầy đủ, có không dưới 100 loại snack đủ thể loại và hương vị khác nhau được bày bán. Giá của mặt hàng này cũng ngày càng cao. Nếu cách đây vài năm, 20.000 đồng có thể mua được cả bịch snack 10 gói thì bây giờ, số tiền này có thể chỉ mua được 1 - 3 gói tùy loại. Thậm chí, tại hệ thống các siêu thị bán hàng ngoại nhập như K-Market của Hàn Quốc, snack có giá dao động từ 15.000 đến hơn 40.000 đồng/gói cỡ trung bình.
Không chỉ là món ăn vặt hằng ngày, snack còn trở thành một trào lưu được giới trẻ ưa chuộng. Cách đây khoảng hơn 1 năm, các bạn trẻ ghiền quà vặt như phát cuồng, ráo riết tìm mua những bịch “bim bim khổng lồ” xuất xứ từ Thái Lan, Hàn Quốc. Mỗi bịch snack này có trọng lượng hơn 500 gr, bao bì bên ngoài được thiết kế theo khổ to, giá hàng nhập về bán tại VN khoảng 100.000 - 140.000 đồng/bịch nhưng liên tục “cháy” đơn đặt hàng. Hay như món “snack khói” cũng một thời làm “điên đảo” giới trẻ Việt.
Statista dự báo đến năm 2021 doanh thu toàn thị trường snack VN sẽ đạt khoảng 455 triệu USD (10.300 tỉ đồng). Dư địa lớn như vậy nhưng có thể thấy, thị trường này tại VN hiện nay vẫn chỉ là cuộc chạy đua của các doanh nghiệp khối ngoại. Các “ông lớn” chiếm lĩnh thị phần phải kế đến là Oishi - Liwayway (Philippines), Poca - Pepsico, Orion (Hàn Quốc). Trước đó, VN có cái tên sáng giá duy nhất có khả năng cạnh tranh là Kinh Đô nhưng cũng đã hoàn tất việc bán mảng bánh kẹo cho đối tác nước ngoài (Mondelēz, Mỹ) từ năm 2016.
Bình luận (0)