Thụt rửa âm đạo
Theo Everydayhealth, đây là phương pháp làm sạch bộ phận sinh dục bằng cách sử dụng nước trộn với một chất lỏng như giấm, baking soda hoặc một số loại nước hoa.
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ thụt rửa âm đạo vì lo ngại về mùi. Tuy nhiên, thói quen thụt rửa âm đạo thật ra không hiệu quả vì nó có thể làm hại các vi khuẩn có lợi, thay đổi tạm thời độ pH trong âm đạo. Thụt rửa âm đạo sẽ phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn trong "vùng kín". Những thay đổi này sẽ làm môi trường âm đạo dễ bị vi khuẩn gây viêm nhiễm sinh sôi, phát triển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ không thụt rửa âm đạo có ít nguy cơ bị viêm nhiễm "vùng kín" hơn.
tin liên quan
Sức khỏe 'vùng chữ V' qua từng độ tuổiCác bệnh lây truyền qua đường tình dục
Âm đạo có thể tiết dịch bất thường màu trắng, xám hoặc vàng kèm theo đau khi đi tiểu và giao hợp. Đó là những dấu hiệu phổ biến của bệnh lây truyền qua đường tình dục không nên bỏ qua.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Nhiễm vi khuẩn gây mùi tanh kèm theo đỏ, ngứa và cảm giác nóng rát vùng âm đạo. Tuy nhiên, không phải tất cả những phụ nữ bị tình trạng này đều có mùi âm đạo nên các triệu chứng khác cũng cần được lưu ý.
Khí hư nhiều là một trong những thủ phạm khiến "cô bé" bốc mùi - Ảnh: Shutterstock
|
Nhiều khí hư
Một lượng khí hư nhỏ là bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bị ngứa, quần lót ẩm ướt thường xuyên, tiểu đau kèm theo mùi hôi… là tình trạng đáng lo ngại vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các tình trạng sức khỏe khác.
Mồ hôi
Quá nhiều mồ hôi ở “cô bé” sẽ gây mùi âm đạo khó tránh trừ khi cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ.
Thực phẩm
Một số thực phẩm có mùi mạnh như ớt, tiêu hoặc thậm chí hành tây và tỏi có thể gây ra mùi hôi ở "vùng kín". Tuy nhiên, không có đủ nghiên cứu để chứng minh điều này. Nhưng qua thực tế, những phụ nữ tiêu thụ quá nhiều thức ăn cay phàn nàn về mùi âm đạo.
tin liên quan
5 điều ít biết về 'vùng kín' phụ nữKinh nguyệt
Sử dụng băng vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến sự tăng trưởng của vi khuẩn và phá vỡ sự cân bằng độ pH ở khu vực này, dẫn đến mùi hôi âm đạo.
Các bệnh khác
Mùi hôi âm đạo cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung. Thông thường, các triệu chứng của ung thư cổ tử cung rất âm thầm.
Thay đổi nội tiết
Theo Everydayhealth, mang thai, cho con bú và thời kỳ mãn kinh dẫn đến những thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi cân bằng độ pH của âm đạo và dẫn đến một loạt các bệnh nhiễm trùng kèm theo mùi hôi.
tin liên quan
Nỗi ám ảnh của phái nữ - viêm âm đạo do nấmMặc dù việc có mùi ở âm đạo thường không kiểm soát được nhưng chắc chắn một số thói quen đơn giản sau có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn trong âm đạo, chẳng hạn: luôn giữ vùng kín sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau khô sau khi đi vệ để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Mặc đồ lót làm từ chất liệu cotton và loại bỏ hoàn toàn những chiếc quần chíp chất liệu nylon để không khí lưu thông và vùng kín khô thoáng. Tránh dùng giấy vệ sinh thơm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ và xà phòng thơm trong khi mang thai. Làm sạch âm đạo với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ 2 lần/ tuần để cân bằng độ pH trong môi trường "vùng kín".
Bình luận (0)