Đó là đánh giá của TS Phạm Thái Sơn (Đại học Việt Đức) tại buổi tọa đàm lấy ý kiến đóng góp Đề án phát triển thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, do Sở Xây dựng TP tổ chức.
Theo TS Sơn, hiện doanh nghiệp BĐS đang ở giai đoạn “cực thịnh” với lợi nhuận từ đầu tư dự án BĐS đang khá cao là nhờ những lợi ích từ chính sách hỗ trợ. Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS liên tục gia tăng. Lĩnh vực BĐS đang thu hút vốn FDI mạnh nhất so với các ngành kinh tế khác ở TP.HCM. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp FDI đã mang đến TP những dự án nhà ở hoặc khu đô thị quy mô lớn. Ông Sơn cho rằng trong thời gian tới nhu cầu thực về nhà ở sẽ tăng mạnh do hiện nay TP đang có một lượng dân “khủng”. Hơn nữa, hằng năm TP chi 25% trong tổng nguồn thu ngân sách để đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại nhằm kết nối TP với nhiều địa phương lân cận khiến các dự án BĐS ở các vùng ngoại thành không ngừng tăng lên.
Theo các chuyên gia, hiện thị trường BĐS đang phục hồi tốt và bước vào giai đoạn phát triển mạnh chưa từng có tính từ năm 1996 đến nay. Điều này đã đẩy giá nhà đất tăng cao. Các chuyên gia đề nghị cần phải có các chính sách mới nhằm hướng đến sự phát triển minh bạch, bền vững và cạnh tranh lành mạnh. Nhất là, TP cần ưu tiên các giải pháp, cơ chế, chính sách để phát triển các dự án căn hộ chung cư cho thuê, nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp. Bởi khi thị trường BĐS hồi phục, giá nhà đất sẽ tăng và đặc biệt các doanh nghiệp chỉ “chăm chăm” làm dự án cao cấp để thu lời nhiều hơn.
Bình luận (0)