Các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hoạt động giao thương xuất - nhập khẩu bị gián đoạn; nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm ngừng kinh doanh...
Để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từ đầu mùa dịch, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4.3.2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch. Từ đó, nhiều chính sách ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp... Ngoài ra còn nhiều chính sách của các cơ quan khác, như: lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của Bộ LĐ-TB-XH...
Thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn người lao động ở TP.HCM, chúng tôi hiểu rằng họ là một trong những chủ thể chính của một nền sản xuất nhưng cuộc sống của họ trông chờ vào những phúc lợi, cơ hội doanh nghiệp mang tới. Trong đó, công nhân là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Họ bị cắt giảm tăng ca và thường gửi gần hết lương hằng tháng về quê cho gia đình, nên không có tiền tích lũy trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với nhiều người lao động hiện nay, tết cận kề - một dịp sum vầy - bỗng trở thành nỗi lo vì gánh nặng tiền bạc.
Nhưng như trên đã nói, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã rất ưu ái, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt khó, thì đến phiên mình, doanh nghiệp cũng cần chia sẻ với những khó khăn của người lao động dịp cuối năm, mà hành động thưởng, hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán là thiết thực nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện những biện pháp đồng bộ và mạnh tay như: tăng cường giám sát doanh nghiệp chi trả tiền lương, không để xảy ra tình trạng nợ lương, trả lương không đúng hạn...
Bình luận (0)