Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 100 đại diện đến từ những trường ĐH, CĐ, trung cấp và doanh nghiệp Đài Loan tại khu vực TP.HCM và phía nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH, phương thức đào tạo gắn liền với doanh nghiệp đã thực hiện từ lâu trong các trường ĐH, CĐ, trung cấp, nhưng sự chuyển biến trong việc doanh nghiệp tham gia vào đào tạo còn chậm chạp, các trường cũng còn nhiều thụ động. Ông Minh đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới phải chủ động, năng động liên kết với doanh nghiệp, đồng thời nhà nước cũng cần có một cơ chế thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào đào tạo một cách tự nguyện.
Ông Lưu Quang Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM thông tin: “Tại khu vực Đông Nam Á, Đài Loan đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, chiếm 35%. Hiện nay, nhiều công ty Đài Loan chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam nên cần một số lượng nhân viên rất lớn. Chắc chắn họ sẽ mong muốn được cùng với các cơ sở giáo dục Việt Nam hợp tác đào tạo nguồn nhân lực”.
Có mặt tại tọa đàm, ông Lâm Đằng Giao, một trong những lãnh đạo của ngành giáo dục Đài Loan cũng cho biết tại Việt nam có khoảng 3.500 doanh nghiệp Đài Loan. Nhu cầu nhân lực kỹ thuật để làm việc ở lĩnh vực dệt may, giày dép, yên xe… của những doanh nghiệp này vô cùng lớn. “Doanh nghiệp chúng tôi đưa ra các tiêu chí tuyển dụng như ứng viên phải biết tiếng Trung, tiếng Anh, được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp, kỹ năng mềm tốt, có trách nhiệm và có năng lực tiếp thu kiến thức để nâng cao trình độ”, ông Lâm Đằng Giao nhấn mạnh.
tin liên quan
Nhu cầu lao động ở TP.HCM 6 tháng cuối năm 2017: Cần 139.000 lao độngTrong 6 tháng cuối năm 2017, TP.HCM có khoảng 139.000 chỗ làm cần tuyển dụng, trong đó có khoảng 40.000 chỗ làm thời vụ.
Bình luận (0)