Doanh nghiệp dược Việt thua trên "sân nhà"

25/10/2012 19:35 GMT+7

(TNO) Mặc dù biết thị trường dược phẩm là miếng bánh màu mỡ, nhưng các doanh nghiệp dược phẩm trong nước thừa nhận họ không cạnh tranh lại với các doanh nghiệp dược nước ngoài.

(TNO) Mặc dù biết thị trường dược phẩm là miếng bánh màu mỡ, là ngành kinh doanh “thơm”, nhưng các doanh nghiệp (DN) dược phẩm trong nước thừa nhận họ không cạnh tranh lại với các DN dược nước ngoài.

Thua trên sân nhà

Chiều 25.10, tại TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM (BSA) phối hợp cùng các doanh nghiệp dược phẩm trong nước, tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Ngành dược phẩm Việt Nam và những thách thức, thời cơ”.

 Dược phẩm được xem là ngành kinh doanh “thơm” tại VN
Dược phẩm vẫn được xem là ngành kinh doanh “thơm” tại Việt Nam

Đại diện các DN dược Việt Nam cho rằng, mặc dù thị trường dược phẩm nội địa là chiếc bánh màu mỡ, nhưng các DN dược phẩm trong nước không thể cạnh tranh lại (về nhiều mặt) so với các DN dược nước ngoài.

Năm 2011, tổng giá trị (thuốc do các DN trong nước sản xuất, và thuốc, nguyên liệu nhập khẩu) là 1,83 tỉ USD. Năm 2012, con số này dự kiến sẽ tăng lên 2,4 tỉ USD.  

Riêng chỉ 5 tháng đầu năm 2012, ước tính trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 282 triệu USD, trong khi trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 439 triệu USD, và trị giá nguyên liệu nhập khẩu là 50 triệu USD.

Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dược phẩm Hậu Giang) nói: “Ở các thành phố lớn, các bệnh viện lớn, thuốc nội khó chen chân, vì chưa đáp ứng được với những ca bệnh nặng, bệnh khó. Đa phần thuốc nội được dùng nhiều ở các tỉnh, vùng sâu, bởi thuốc nội chỉ dùng cho các bệnh thông thường, và cho người bệnh có thu nhập từ trung bình trở xuống".

Ông Trần Thanh Đạm (Giám đốc bộ phận kinh doanh quốc tế (Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco) nhận định thêm: “Các DN dược trong nước bị khống chế về chi phí dùng cho truyền thông, quảng cáo sản phẩm, cụ thể là chi bán hàng + marketing không được quá 10% doanh số giá vốn. Trong khi DN nước ngoài thì không bị ràng buộc điều này”.

 Chi phí cho chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 23,3% thu nhâ%3ḅp của người dân VN
Chi phí cho chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 23,3% thu nhập của người dân Việt Nam

Hậu quả nhãn tiền là các DN dược Việt Nam đang thua trên chính... sân nhà

Người bệnh không quyết định được việc dùng thuốc

Bác sĩ Lã Việt Hà (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế y tế và quản trị bệnh viện, TP.HCM) cho rằng, thực tế tại Việt Nam, bệnh nhân không phải là người quyết định việc sử dụng thuốc chữa bệnh cho mình, mà phần lớn là do bác sĩ kê toa. Nếu bệnh nhân muốn dùng một loại thuốc nào đó mà bác sĩ không kê thuốc đó thì tâm lý người bệnh cũng khó xử.

Đại diện một doanh nghiệp dược phẩm lớn trong nước bộc bạch: “Không chỉ nhiều người bệnh có tâm lý dùng thuốc ngoại đắt tiền cho an tâm, mà bản thân vợ tôi là một bác sĩ cũng… thích kê thuốc ngoại hơn!”

Nhiều ý kiến cho rằng, bác sĩ “rất cần” cho công ty dược trong việc đưa thuốc đến người bệnh, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.

Nhiều ý kiến đóng góp, để người bệnh an tâm dùng thuốc nội, thì các DN dược trong nước phải chứng minh về mặt hiệu quả sử dụng, bên cạnh làm tốt các kênh phân phối, truyền thông...

Ngoài ra, bác sĩ phải có cái tâm, cần cân nhắc vào tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế của từng người bệnh khi kê toa, chứ không kê toa theo cách “cầm tay chỉ việc” của các hãng dược phẩm, của các trình dược viên nhằm hưởng hoa hồng cao.  

Nói về những cách thức xây dựng mối quan hệ bệnh viện - bác sĩ trong phân phối thuốc, tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga cho rằng, vì DN trong nước không thể mạnh chi, nên ngay cả việc "chăm sóc khách hàng", thường cũng chỉ tổ chức cho các bác sĩ đi hội nghị tại các điểm du lịch trong nước. Ngược lại, các DN dược nước ngoài sẵn sàng tài trợ kinh phí cho các bác sĩ đi hội nghị ở các nước châu u, châu Á...

Tin, ảnh: Thanh Tùng

>> Nâng cao hiệu quả sản xuất dược phẩm
>> Dự đoán tác dụng phụ của dược phẩm
>> Dược phẩm từ vỏ cua
>> Thanh tra việc quản lý, cấp phép dược phẩm
>> Pháp cải tổ quản lý dược phẩm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.