Cụ thể, trong 3 khu vực DN, tỷ lệ thua lỗ của các DN nhà nước luôn thấp nhất, dưới 15% trong giai đoạn 2007 - 2010. Sau đó tăng lên trong 4 năm gần đây và lên mức 17,5% năm 2015.
Nguyên nhân là so với DN FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và DN ngoài nhà nước, các DN nhà nước có nhiều lợi thế và ưu đãi, chi phí bỏ ra ít hơn, chẳng hạn như chi phí liên quan đến mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên hạch toán có lãi nhiều hơn.
Khối FDI có tỷ lệ DN thua lỗ cao nhất, có những thời điểm lên đến 51,2% năm 2008 hay 49,8% năm 2009. Tuy nhiên, các DN này vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất, đặt ra lo ngại về vấn đề chuyển giá.
Khu vực DN nhỏ và vừa dẫn đầu về việc dễ bị tổn thương.
Cụ thể, 3 loại hình kinh doanh có tỷ lệ thua lỗ trên 50% gồm: công ty hợp danh (64,1%); công ty cổ phần (53,4%), công ty TNHH (51,7%). Đây là điều đáng lo ngại khi mà 2 trong 3 loại hình DN này đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong số DN đang hoạt động tại VN.
Điều này cũng lý giải một phần nguyên nhân khiến hơn 73.000 DN đã phải ngừng hoạt động và giải thể trong năm 2016. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ DN thua lỗ đã tăng cao, trung bình khoảng 40,9%. Điển hình là năm 2015, tỷ lệ này là 49,5%; năm 2014 là 45,4%, trong đó chủ yếu là DN nhỏ và vừa.
Bình luận (0)