Độc đáo lễ cúng chè shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang
06/12/2019 13:21 GMT+7
Dưới gốc chè to đến ba người ôm, thầy cúng cầm hai thanh tre già, tay run run đập mạnh xuống đất, rì rầm khấn vái gần 1 giờ đồng hồ. Người Dao ở Hoàng Su Phì làm lễ cúng chè như một hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Tự động phát
|
Cúng là một hoạt động tâm linh gắn chặt với đời sống tâm linh theo tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt với người miền cao, lễ cúng rất quan trọng. Cúng để cầu điềm lành, bình an, hạnh phúc, cúng để tạ ơn. Ở chiều ngược lại, cúng cũng là để xua đi cái ác, cái xấu, tà ma, bệnh tật gây hại cho con người.
|
Theo khảo sát và công bố gần đây, toàn huyện Hoàng Su Phì có đến 4.542 hecta, đều là giống chè shan tuyết cổ thụ ở các xã Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng, Túng Sán, Nậm Ty với hơn 10.000 cây chè được công nhận có tuổi đời hơn 100 năm.
Trong số đó, đã có 85 cây chè shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây di sản
Chúng tôi có dịp đến được gốc chè cổ nhất vùng Nậm Ty của ông Hoàng Sùng Keng, được ghi nhận hơn 600 năm tuổi, chứng kiến thầy cúng của thôn Nậm Piên đã đang hành lễ cúng.
|
|
|
Từng tham dự lễ cúng chè ở Suối Giàng, có thể thấy lối cúng chè của người Dao có phần khác.
Người H’Mông cúng chè, lễ vật là con gà đang sống, sau lời khấn, con gà được hóa kiếp ngay gốc chè cổ để chuyển lời khấn lên thần linh. Mâm cúng còn có thêm năm chén uống rượu, một chai rượu nếp cùng xấp giấy làm từ rơm rạ theo truyền thống người Dao bản địa.
"Cúng chè cũng để tạ ơn ông cha có sức có lực, có công trồng gốc chè. Hôm nay người các nước đến đây, đều là bạn bè, tôi cảm thấy may mắn, báo cho tổ tiên phù hộ khách đi đâu cũng tốt, không xảy ra cái gì cả", thầy cúng chia sẻ.
|
|
Khoảng năm năm trở lại đây, sản phẩm chè shan tuyết được người miền xuôi biết đến nhiều, nhờ vậy việc thu hái chè trước kia chỉ phục vụ đời sống cộng đồng, nay đã phát triển, đem lại nguồn sinh kế ổn định cho người miền cao. Và để nhớ ơn cây chè, lễ cúng được tiến hành như một lời tạ ơn.
Bình luận (0)