Eyecam có cấu trúc gồm lớp da, hệ thống cơ xương robot và nhãn cầu. Bên trong nhãn cầu là một camera nhỏ ghi nhận hình ảnh có độ phân giải cao và kết nối với bo mạch Raspberry Pi Zero. Lớp da của Eyecam làm bằng silicon. Lông mày và lông mi là tóc người được cấy vào.
Ngoài khả năng hoạt động như một chiếc webcam thông thường, Eyecam còn biết chớp mắt, liếc nhìn, bộc lộ nhiều cảm xúc bằng mắt. Dựa trên thuật toán thị giác máy tính, Eyecam có thể nhận biết môi trường xung quanh, tự phản ứng trước các kích thích bên ngoài như khi có người ngồi trước máy tính.
|
Cuối video, cả nhóm nhắn gửi thông điệp: "Thiết bị cảm biến tồn tại ở khắp nơi đến nỗi chúng ta không còn ý thức về sự hiện diện của chúng. Eyecam là mẫu thiết kế tưởng tượng về tương lai của thiết bị cảm biến. Thông qua công trình này, chúng tôi hy vọng mở rộng diễn ngôn về công nghệ cảm biến và khơi gợi thảo luận xung quanh tính thẩm mỹ và chức năng của các thiết bị này".
|
Đây là một phần trong dự án nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Tương tác Máy tính - Con người của Đại học Saarland (Đức) với mục đích khảo sát cách chúng ta tương tác với máy móc nếu diện mạo của chúng ngày càng giống con người, đồng thời cũng là lời cảnh báo con người nên xét lại mối quan hệ với các thiết bị giám sát để tránh bị theo dõi và mất đi sự riêng tư.
|
Thiết kế và phần mềm của Eyecam hiện có sẵn trên Github. Đối với những ai thích "cảm giác mạnh", Teyssier hứa hẹn sẽ tung video hướng dẫn tự lắp đặt Eyecam từng bước tại nhà. Thông tin chi tiết có tại website riêng của Teyssier cùng nhiều hình ảnh ghi lại mỗi giai đoạn trong quá trình chế tạo Eyecam.
Bình luận (0)