Đội mũ không hợp chuẩn là tự hại con mình

17/04/2015 13:50 GMT+7

Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã phổ biến rộng rãi quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh và từ ngày 10.4 đã chính thức xử phạt các trường hợp vi phạm, song nhiều bậc phụ huynh vẫn phớt lờ.

Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã phổ biến rộng rãi quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh và từ ngày 10.4 đã chính thức xử phạt các trường hợp vi phạm, song nhiều bậc phụ huynh vẫn phớt lờ.

khong-doi-mu-bao-hiemBiết vi phạm sẽ bị xử phạt nhưng nhiều phụ huynh vẫn không đội mũ bảo hiểm cho con khi
chở con đến trường
Tới khi biết được quy định học sinh không đội MBH sẽ bị trừ hạnh kiểm, lúc đó nhiều người mới “nhảy ngược” lên, phản ứng.
Bản thân tôi cũng không tán đồng cách hạ hạnh kiểm học sinh vì vi phạm quy định đội MBH, bởi đôi khi, không phải là do các em cố tình vi phạm mà là do sự tắc trách của bố mẹ.
Trong ngày đầu xử phạt, tại TP.HCM và Hà Nội vẫn còn khá nhiều học sinh “lười” đội MBH. Một số trường ở Hà Nội, khi thấy lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt trước cổng trường về các trường hợp vi phạm, thì lập tức quay xe, “né” xử phạt. Cảnh sát giao thông ở một số thành phố như Đà Nẵng, Cần Thơ vẫn chưa xử phạt ngày đầu tiên ra quân, mà chỉ dừng lại ở nhắc nhở các trường hợp vi phạm, nhưng xem ra nhiều học sinh vẫn chưa chuyển biến về ý thức, để nghiêm túc chấp hành quy định về đội MBH.
Tôi không bình luận nhiều xung quanh sự thờ ơ này của các bậc cha mẹ và của chính các em học sinh. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập tới ý thức của công dân - các bậc cha mẹ khi cho con tham gia giao thông tại sao lại có thể vô cảm, cho con mình đội những chiếc mũ không hợp chuẩn nhiều đến vậy, trong khi tính mạng con trẻ là tài sản vô giá của gia đình họ.
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Niếu ở Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polymer, Đại học Bách khoa TP.HCM, hiện có một bộ phận người dân còn chưa có ý thức, họ đội MBH để đối phó với công an chứ không phải để bảo vệ tính mạng mình. Mua một cái MBH mà giá chỉ 15.000 - 30.000 đồng thì làm sao có mũ đạt chất lượng? Làm phép tính nhỏ thôi cũng thấy không đủ chi phí nhân công sản xuất. Cho nên, khi mua mũ giá rẻ làm từ nhựa tái chế cũng đồng nghĩa với chất liệu, vật liệu làm mũ cũng cực rẻ và nguy cơ mất an toàn là cực cao.
Cũng theo phân tích của giáo sư Niếu thì không chỉ bẩn, nhựa tái chế còn là loại nhựa gia công kém chất lượng. Khi đội mũ sản xuất từ nhựa tái chế lên đầu, ở nhiệt độ cao ngoài trời và sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng, như gây ngứa da đầu, nấm, nặng hơn nữa là ảnh hưởng thần kinh, não bộ, hay bị đau đầu... Ngoài ra, vì nhựa tái chế rất giòn và dễ vỡ, nên nếu xảy tai nạn, người đội mũ làm từ loại nhựa này dễ bị chấn thương sọ não.
Qua nay, tôi để ý thì thấy, tuy số trẻ em đội mũ gọi là "bảo hiểm" đã nhiều hơn, song số trẻ đội mũ hợp chuẩn không hề nhiều. Đây là điều đáng buồn lẫn đáng lo cho các cháu. Lẽ ra, trong dịp này, các bậc cha mẹ học sinh nên chủ động tìm mua những chiếc MBH hợp chuẩn cho con mình, cớ sao lại tính chuyện trang bị mũ theo kiểu đối phó? Không lẽ sinh mạng con cái họ lại được mang ra đùa giỡn với tử thần như thế được sao?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.