Vẫn giữ được văn hóa đặc thù
Đề án sắp xếp cho người bán hàng rong mưu sinh là một cách làm hay, có ý nghĩa nhân văn. Vẫn có các phố bán hàng rong vỉa hè theo giờ là giữ được nét văn hóa đặc thù để thu hút du khách, ít thành phố có được.
tin liên quan
Quận 1 ‘giành lại vỉa hè’: Dẹp hàng loạt bậc tam cấp khách sạn khu trung tâmChiều 21.3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu đoàn công tác xuống đường yêu cầu phá bỏ trụ sở khu phố ở phường Tân Định và các bậc tam cấp khách sạn 5 sao khu trung tâm.
Theo tôi, việc tính đến yếu tố an toàn thực phẩm của đề án cho thấy sự quan tâm đến thực khách, tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt khi quy định loại hàng rong gì thì được bán vào giờ nào. Tốt nhất là nên để bà con lựa chọn giờ bán phù hợp với hàng hóa của họ, vì họ hiểu hơn ai hết hàng mình bán thường đắt khách vào giờ nào trong ngày.
Nguyễn Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
tin liên quan
Phố Tây Sài Gòn sẽ 'hóa' phố đi bộ: Thuyết phục, hỗ trợ hàng rong chuyển nghềNhững hộ dân buôn bán dưới lề đường ở các tuyến phố Tây Sài Gòn có hoàn cảnh khó khăn sẽ được UBND P.Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi ngành nghề trong thời gian tới. Qua đó cũng giúp vỉa hè ở đây sạch đẹp để trở thành phố đi bộ.
Việc chính quyền cho phép người dân bán hàng rong theo giờ, ở những vỉa hè rộng, thoáng là rất hợp tình, hợp lý. Xét cho cùng, chủ trương nào, chính sách nào cũng phục vụ cho đời sống nhân dân, sự phát triển đất nước. “Lấy lại” vỉa hè cho người đi bộ nhưng cũng đừng tước đi nguồn sống của tiểu thị dân một cách quá đột ngột. Tạo điều kiện cho người dân tiếp tục có nơi buôn bán một thời gian rồi sẽ tính đến chuyển đổi ngành nghề hoặc tìm mô hình kinh doanh khác phù hợp hơn là một giải pháp hay.
Nguyễn Thái Thảo (Q.3, TP.HCM)
Nhu cầu rất cao
Những ngày không cho buôn bán hàng rong, hàng ăn trên vỉa hè là những ngày các nhân viên văn phòng làm việc ở khu vực Q.1 phải vất vả tìm cái ăn. Không phải người nào làm ở trung tâm thành phố đều có thu nhập cao, đủ điều kiện ăn nhà hàng, quán ăn trong các trung tâm thương mại. Nhiều nhân viên như tôi, thu nhập 4 triệu đồng/tháng thì chỉ đủ tiền mua cơm, bún xào... vỉa hè. Khi vỉa hè bị dẹp, nhiều người phải mang cơm từ nhà theo ăn hoặc phải đi xa để mua thức ăn cho buổi trưa, buổi tối, rất vất vả. Vì vậy, nghe tin cho bán hàng rong vỉa hè ở một số nơi, bán theo giờ chúng tôi thấy mừng. Đặc biệt, mừng cho bà con buôn gánh bán bưng.
Nguyễn Đức Hưng (xã Quy Đức, H.Bình Chánh, TP.HCM)
tin liên quan
Quận 1 ‘giành lại vỉa hè’: Dẹp hàng loạt bậc tam cấp khách sạn khu trung tâmChiều 21.3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu đoàn công tác xuống đường yêu cầu phá bỏ trụ sở khu phố ở phường Tân Định và các bậc tam cấp khách sạn 5 sao khu trung tâm.
Quan trọng là ý thức
Theo tôi, khi đã cho phép buôn bán trên vỉa hè thì vấn đề quan trọng còn lại là ý thức của người buôn bán và khách. Ai cũng có ý thức giữ gìn, không chiếm dụng vỉa hè của người đi bộ thì rất tốt. Người đến ăn uống để xe ngay ngắn gọn gàng, ngồi ăn đàng hoàng, đúng chỗ; người buôn bán giữ vệ sinh, ngăn nắp... thì vỉa hè sẽ đẹp, trật tự, văn minh. Còn khi đã cho buôn bán mà bừa bộn, dơ bẩn, người bán và cả khách đều không có ý thức thì vỉa hè sẽ nhếch nhác, người đi bộ lại phải xuống lòng đường để né.
Hồ Công Xuân (Q.7, TP.HCM)
Mai Thoại Diễm Phương (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Nguyễn Thị Minh Trang (Q.4, TP.HCM)
An Phong - Duy Khang (thực hiện)
|
Bình luận (0)