Xe

Cận cảnh 'thủ phạm' làm sân bay Tân Sơn Nhất luôn ngập khi mưa to

23/09/2016 10:02 GMT+7

Phần lớn do các dòng kênh thoát nước quanh sân bay Tân Sơn Nhất bị người dân lấn chiếm tràn lan, bưng bít dòng chảy ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát nước. Từ đó, chuyện mưa to sân bay ngập là tất yếu.

Theo một lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, hai trận mưa lớn ngày 26.8 và 11.9 đã khiến một số khu vực đỗ máy bay bị ngập (chiếm 1/10 vị trí sân đỗ). Nguyên nhân gây ngập có thể do tuyến kênh A41 từ sân bay ra đường Giải Phóng bị lấn chiếm gây tắc nghẽn, không thoát nước kịp.
Ngập do kênh A41 lấn chiếm nặng
Sân bay Tân Sơn Nhất có ba hệ thống thoát nước chính là kênh A41 nối sân bay ra khu vực dân cư đường Đồ Sơn, Giải Phóng (P.4, Q.Tân Bình) chảy vào cống hộp đường Cộng Hòa – Út Tịch và thoát ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; kênh Hy Vọng nằm ở hướng Bắc, chảy qua khu vực P.15 (Q.Tân Bình) thoát ra kênh Tham Lương – Bến Cát; kênh Nhật Bản là hệ thống cống hộp thoát nước từ sân bay ra khu vực CV Gia Định về hướng Nguyễn Kiệm (P.9, Q.Phú Nhuận).
Lấn chiếm nặng trên kênh A41 hướng sân bay Tân Sơn Nhất ra đường Giải Phóng gây nghẽn dòng chảy thoát nước Ảnh: Độc Lập
Trong đó, kênh Hy Vọng được xem là hệ thống thoát nước tốt nhất sân bay hiện nay. Kênh được nâng cấp xây dựng qua khu vực đường Phạm Văn Bạch rộng và thông thoáng, ít bị lấn chiếm.
Qua quan sát trận mưa lớn trưa 20.9, dòng kênh Hy Vọng thoát nước tốt, không tắc nghẽn. Trong khi đó, dọc theo tuyến kênh A41 hiện bị nhiều hộ dân khu vực lấn chiếm tràn lan. Có đoạn rộng chưa đến 1m.
Một số khu vực chảy qua đường Giải Phóng, người dân tại đây thản nhiên đổ xà bần, đất, rác thải... xuống dòng kênh, diện tích lòng kênh cũng thu nhỏ lại cản trở việc thoát nước.
Kênh A41 đoạn qua khu vực đường Giải Phóng bị lấn chiếm nặng rộng chỉ còn chưa đến 1m ẢNH: ĐỘC LẬP
Đồng thời, qua quan sát của Thanh Niên tại đầu miệng cống hộp nằm dưới lòng đường Đồ Sơn nối vào công ty Vietstar Express, kho hàng sân bay TSN hiện có diện tích nhỏ. Dù trời không mưa nhưng nước tại đầu miệng cống này đã gần đầy, chỉ còn trống vài cm.
Một số người dân khu vực cho biết, có thể do đầu miệng cống hộp nhỏ, khiến nước mưa trong sân bay không thoát ra kịp là một phần nguyên nhân gây ngập.
Miệng cống hộp chảy ngầm từ kho hàng sân bay Tân Sơn Nhất, công ty Vietstar Express ra kênh A41 nhỏ ẢNH: ĐỘC LẬP
Ông Bùi Hồng Long (56 tuổi, ngụ 124/8 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình) cho biết, tuyến kênh A41 những năm trước đây có nơi rộng nhất từ 7 - 8 m, khu vực nhỏ cũng 4 - 5 m. Nhưng bây giờ kênh hẹp là do trong quá trình xây nhà “tấc đất tấc vàng” người dân liên tục lấn chiếm mở rộng nhà và xây phòng cho thuê mới vậy.

Việc lấn chiếm bắt đầu từ năm 1995 – 1996 trở về đây. Dù lấn chiếm tràn lan nhưng từ xưa đến nay, ở tại khu vực này tôi chứng kiến chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý. Một số người dân ở đây cũng có đơn thư khiếu kiện gửi lên chính quyền nhưng đâu vẫn vào đấy.

Ông Bùi Hồng Long


Việc lấn chiếm bắt đầu từ năm 1995 – 1996 trở về đây. Dù lấn chiếm tràn lan nhưng từ xưa đến nay, ở tại khu vực này tôi chứng kiến chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra can thiệp xử lý. Một số người dân ở đây cũng có nhiều đơn thư khiếu kiện gửi lên chính quyền nhưng không hiệu quả.
“Kênh A41 là kênh thiên nhiên thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Trước đây, người Pháp qua xâm lược thì chọn con kênh này kết nối hệ thống cống rãnh sân bay Tân Sơn Nhất để thoát nước. Những trận mưa lớn vừa qua, dù nước dâng cao nhưng không ngập lên đường. Chỉ có mùa nắng là ô nhiễm bốc mùi hôi thối không ai chịu nổi”, ông Long cho biết.
Hồ điều tiết là giải pháp tạm thời
KTS.Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, ngập sân bay TSN do hai nguyên nhân là nội tại sân bay và các khu đô thị xung quanh.
Thứ nhất, thoát nước sân bay TSN không có giải pháp ứng phó hiệu quả. Gần đây sân bay phát triển nhiều hạng mục, khiến diện tích bê tông hóa tăng lên và hạ tầng thoát nước chưa phát triển cân xứng; thứ hai là khi sân bay TSN ngập thì việc kết nối hệ thống thoát nước ra các kênh xung quanh chưa hiệu quả. Ở trong thoát không kịp mà ở ngoài thoát cũng không kịp, thành ra ngập.
Ngập sân bay vừa qua là hệ quả tất yếu do khu vực phát triển đô thị khá nóng nhưng hạ tầng giao thông chưa tương xứng. Việc tăng diện tích xây dựng và sân đỗ máy bay làm mặt bằng bê tông hóa tăng lên, giảm việc thẩm thấu nước. Đặc biệt là công trình xây dựng, nhiều nhà cao tầng quanh sân bay mọc lên nhiều nên tạo áp lực hạ tầng xung quanh sân bay.
Không chỉ vấn đề thoát nước mà cả về giao thông và mọi mặt. Khi một khu vực đô thị phát triển nóng thì hạ tầng giao thông phải phát triển đồng bộ cho kịp. Chuyện sân bay ngập là do hệ quả hạ tầng không theo kịp.
Kênh Hy Vọng, hướng phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất được xem là kênh thoát nước tốt nhất sân bay hiện nay ra kênh Tham Lương - Bến Cát ẢNH: ĐỘC LẬP
Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, sân bay có thuận lợi là nằm ở khu vực đất rất cao của TP, thành ra việc xử lý ngập không khó. Chỉ là hạ tầng giao thông phát triển không kịp và sân bay không có kế hoạch ứng phó ngập kịp thời.
Sân bay TSN có vai trò quan trọng đặc biệt không chỉ TP.HCM mà cả vùng đô thị, nên TP cần chú trọng nâng cấp hạ tầng sân bay và khu vực quanh sân bay sao cho phù hợp thì chuyện ngập sẽ giải quyết được.
Kế hoạch xây hồ điều tiết trong sân bay hiện cũng là giải pháp chữa cháy, vì không mấy khi xây sân bay mà làm thêm hồ điều tiết. Có thể giai đoạn trước mắt làm hồ điều tiết, để khi mưa nước thu hồi về đó và thoát ra từ từ. Về lâu dài cần có kế hoặc bền vững hơn như xây bể chứa nước ngầm, vào mùa khô sử dụng vào việc khác còn mùa mưa để trữ nước chống ngập.
Hai trận mưa ngày 26.8 và 11.9 đã khiến sân bay Tân Sơn Nhất ngập, nhiều máy bay không thể hạ cánh và chuyến bay đi cũng bị chậm trễ ẢNH: FACEBOOK LINH ĐOÀN
Về hạ tầng xung quanh, nhiều người nói nạo vét các kênh để thoát nước tốt, theo tôi không chỉ thoát nước sân bay
"Kế hoạch xây hồ điều tiết trong sân bay hiện cũng là giải pháp chữa cháy, vì không mấy khi xây sân bay mà làm thêm hồ điều tiết. Có thể giai đoạn trước mắt làm hồ điều tiết, để khi mưa nước thu hồi về đó và thoát ra từ từ. Về lâu dài cần có kế hoặc bền vững hơn như xây bể chứa nước ngầm, vào mùa khô sử dụng vào việc khác còn mùa mưa để trữ nước chống ngập", KTS.Ngô Viết Nam Sơn nói
không, mà cần đặt vấn đề đến phát triển đô thị xung quanh, hạ tầng phải đi trước để khu vực xung quanh không ngập.
Nếu xung quanh ngập thì vẫn sẽ ảnh hưởng sân bay. Ngập thì giao thông tắc nghẽn, sân bay không hoạt động được như thường.
"TP.HCM hiện luôn chú trọng phát triển đô thị, rồi khi hạ tầng quá tải thì mới nâng cấp. Khu vực trọng điểm sân bay
TSN thì phải làm theo các nước trên thế giới là hạ tầng như thoát nước, xử lý nước thải, điện...phải đi trước.
Đồng thời việc cấp phép xây dựng các công trình xung quanh sân bay cũng phải kĩ lưỡng để khống chế lại.”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn nói.
Còn theo TS.Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, để giải quyết chuyện ngập sân bay Tân Sơn Nhất, thì trước mắt nên nạo vét kĩ lại các tuyến kênh A41 và kênh Nhật Bản. Kênh Hy Vọng hiện đã tốt do khu vực quy hoạch dân cư sau này, dân không lấn chiếm. Đồng thời, kiên quyết xử lý việc lấn chiếm kênh A41 tràn lan hiện nay.
Cũng nên tận dụng các hồ nhỏ trong sân golf để làm nơi chứa nước và xây hồ điều tiết. Đồng thời triển khai chương trình chống ngập cả trong và ngoài sân sân bay cho đồng bộ, khơi thông dòng chảy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.