Có thể bị tâm thần
Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 khía cạnh: che lấp âm thanh cần nghe làm suy giảm phản xạ tự nhiên của con người với âm thanh; gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây ra bệnh tim mạch; tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí và bệnh điếc không thể phục hồi.
tin liên quan
Chịu hết nổi với ô nhiễm tiếng ồn ở TP.HCM: 'Cuộc chiến' gay goĐó là khẳng định của nhiều cán bộ quản lý đô thị hay lãnh đạo các phòng tài nguyên - môi trường trên địa bàn TP.HCM trong xử lý vi phạm về tiếng ồn đô thị.
Nếu sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn thì không chỉ gây tâm thần mà còn gây tổn thương đối với phần tai trong, dây thần kinh thính giác bị teo lại… Còn đối với mức độ tiếng ồn khoảng 50 - 60 dBA nhưng phải nghe dai dẳng, liên tục như những trường hợp ở sát quán cà phê, quán nhậu… cũng rất nguy hiểm. Cụ thể như sẽ bị stress, cáu giận, chóng mặt, đau đầu và có nguy cơ cao về bệnh thần kinh.
Với trẻ em, tiếng ồn có thể khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học từ ngữ của chúng ngay từ những năm đầu đời. Tất cả những tác động này dẫn đến nhiều biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý, ảnh hưởng hiệu quả lao động, nhất là đối với những cư dân đô thị.
Hằng ngày Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM tiếp khám nhiều trường hợp là người dân đô thị, công nhân may, dệt, giày da; thợ mộc, thợ xưởng cưa, những người làm quán bar, DJ âm nhạc... bị bệnh do tiếng ồn phát ra. Kết quả khám, mức độ nhẹ thường là bị mệt mỏi, stress, ù tai, rối loạn tiền đình, ảnh hưởng thần kinh số 8 và nặng là bị giảm thính lực, mất khả năng nghe nghiêm trọng.
|
Bác sĩ Hoàng Văn Thế
(Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM)
(Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM)
Tác động rất xấu đến tâm lý
Tiếng ồn làm con người mất tập trung, giảm khả năng nghe, vì thế sẽ làm giảm khả năng lĩnh hội vấn đề khi người khác truyền đạt. Không những thế, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp - truyền thông... Những điều đó sẽ tác động mạnh đến tâm lý như dễ nảy sinh cảm giác khó chịu, cáu gắt...
tin liên quan
Dân khổ sở 'sống chung' với bụi và tiếng ồnNgười dân xã Hưng Tây (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) nhiều năm nay phải khổ sở “sống chung” với bụi bặm và tiếng ồn do các đoàn xe tải chở đất đá gây ra.
Ở đô thị, các nhà sát vách nhau, không có khoảng không gian cách ly thì nếu có đám tiệc nên hạn chế tối đa việc thuê loa, nhạc về hát hò hay nói năng ồn ào để tránh làm phiền hàng xóm. Làm sao để mỗi cư dân thành thị nâng cao được ý thức hạn chế tiếng ồn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người chung quanh. Khi con người biết tôn trọng nhau thì tiếng ồn sẽ giảm đi.
Vì vậy việc các cấp chính quyền tuyên truyền, nhắc nhở là điều cần thiết để người dân có ý thức tốt hơn về môi trường sống của tập thể, của cộng đồng. Nếu người nào thường xuyên làm ồn, gây ảnh hưởng đến cộng đồng thì cơ quan có thẩm quyền nên lập tức nhắc nhở, thậm chí là xử phạt.
Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hữu Long
(Trường cao đẳng Sư phạm T.Ư TP.HCM)
(Trường cao đẳng Sư phạm T.Ư TP.HCM)
Bình luận (0)