Cụ bà 30 năm vá xe đến nửa đêm ngay trung tâm nuôi cháu ăn học

04/05/2017 13:01 GMT+7

Cứ mỗi tối, bà Trần Thị Ngọc Anh lại đi xe đạp từ Q.4 sang đường Hàm Nghi, Q.1 (TP.HCM) với bộ đồ nghề đơn sơ để vá xe đêm, kiếm tiền nuôi đứa cháu ngoại đang học lớp 7, lo cơm nước qua ngày.

Vá xe nuôi cháu
Hơn 30 năm nay, bà Trần Thị Ngọc Anh (61 tuổi, ngụ số nhà 1D - đường 10, P.4, Q.4) vẫn luôn đều đặn với công việc vá xe đêm ở góc ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi (Q.1) mưu sinh. Với bà, đây là nghề duy nhất có thể làm hiện giờ để nuôi sống bản thân và lo đứa cháu đang đi học.
Video: Bà ngoại vá xe đêm nuôi cháu
Hàng ngày, sau khi lo bữa tối cho đứa cháu ngoại, khoảng 19 giờ 30, bà Anh bắt đầu đạp xe từ Q.4 sang Q.1 cùng bộ đồ nghề sửa xe gồm chiếc bơm xe, cờ lê...ngồi trên vỉa hè nhìn dòng người qua lại trong đêm, ngóng những người khách có xe bị thủng lốp dắt đến vá.
Bà miệt mài ngồi làm đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, khi trên đường đã vắng bóng người mới thu dọn đồ nghề về nhà nghỉ ngơi.
Thông thường, nghề sửa xe chủ yếu là nam giới có sức khỏe tốt đảm nhận, đủ mạnh để cầm cờ lê mở và siết ốc. Nhưng bà Anh, dù tuổi đã cao, vẫn làm tốt, thành thạo mọi thao tác sửa xe đơn giản như bơm, vá ruột, thay lốp...
Tùy xe máy hay xe đạp, vá mỗi chiếc bà lấy từ 10.000 - 20.000 đồng, bơm xe 3.000 đồng. Tuy nhiên, công việc bấp bênh, có hôm vắng khách, bà ngồi không rồi về.
Hơn 30 năm qua, bà Anh vẫn miệt mài với công việc vá xe đêm để mưu sinh ẢNH: AN HUY
“Những đêm trời mưa to tôi mới ở nhà, còn không thì đạp xe ra ngồi ngã tư này, mưa thì vào mái hiên một số nhà gần đó trú, rồi ra làm tiếp. Tôi vá xe vỉa hè nên chỉ làm ban đêm thôi, vì khi đó cửa hàng sửa xe máy đóng cửa, nếu có người hư xe họ sẽ tìm đến mình mà sửa. Có khi bơm hoặc vá xe, nhiều người
“Tui làm nghề vá xe này đã hơn 30 năm nay rồi. Cách đây mấy năm, mỗi tối tui cùng chồng ra vá xe ở khu vực ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi này, rồi chồng mất, một mình tui cũng tiếp tục cặm cụi đi làm. Những hôm cuối tuần thằng cháu cũng ra ngồi phụ, hai bà cháu nương tựa vào nhau sống, làm được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu. Thấy thằng bé ham học, năm nào cũng được bằng khen của nhà trường nên tui mừng và cố làm lo cho nó lớn lên có cái nghề đỡ khổ”, bà Anh cho biết.
thấy tôi già, họ boa thêm tiền”, bà Anh chia sẻ.
Bà Anh là chị đầu trong một gia đình có 4 anh chị em, sinh ra ở tỉnh Bến Tre. Cuộc sống ở quê khó khăn nên sau năm 1975, cả gia đình dắt nhau lên Sài Gòn mưu sinh. Nhà nghèo không có tiền, bà học đến lớp 6 phải nghỉ ở nhà lo cho 3 đứa em và làm công việc nội trợ. Đến năm 19 tuổi, bà lấy chồng là một người ở gần nhà và ra riêng.
Khi mới lập gia đình, mỗi ngày bà phải thức dậy từ 4 giờ sáng đi lên chợ Tân Bình (Q.Tân Bình) lấy quần áo về chợ An Đông (Q.5) bán đến tối. Còn chồng bà đạp xích lô chở hàng ở chợ Cầu Muối. Rồi dần dần 3 đứa con lần lượt ra đời, bà ở nhà lãnh việc nội trợ. Chồng bà sức khỏe yếu cũng chuyển qua nghề vá xe ven đường.
Cuộc sống gia đình khó khăn nên khi vừa trưởng thành, các con bà cũng biết tự lập và lo cuộc sống của riêng mình. Cách đây 4 năm, sau một cơn bạo bệnh, chồng bà mất, từ đó bà phải tự thân một mình thay chồng làm mọi việc trong gia đình và nuôi đứa cháu ngoại ăn học.
Bé Trần Quang Tuấn (học lớp 7) ở với bà ngoại nhiều năm nay. Bé luôn đạt thành tích học sinh tiên tiến qua các năm ẢNH: AN HUY
Kể về đứa cháu ngoại đang ở cùng mình, bà Anh cho biết: Con gái út lấy chồng nhưng cuộc sống gia đình không hạnh phúc nên chia tay và vợ chồng đường ai nấy đi. Thương đứa cháu không có ai lo nên tui đưa về ở cùng mấy năm nay. Hằng ngày bà lo cơm nước cho thằng bé ăn đi học, đến tối bà đi làm tận khuya mới về.
“Tui làm nghề vá xe này đã hơn 30 năm nay rồi. Cách đây mấy năm, mỗi tối tui cùng chồng ra vá xe ở khu vực ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi này, rồi chồng mất, một mình tui cũng tiếp tục cặm cụi đi làm. Những hôm cuối tuần thằng cháu cũng ra ngồi phụ, hai bà cháu nương tựa vào nhau sống, làm được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu. Thấy thằng bé ham học, năm nào cũng được bằng khen của nhà trường nên tui mừng và cố làm lo cho nó lớn lên có cái nghề đỡ khổ”, bà Anh cho biết.
Căn nhà "không biết sập lúc nào"
Chúng tôi tìm đến căn nhà nằm sâu trong một con hẻm số 10, trên đường Vĩnh Hội (Q.4), là nơi che mưa che nắng của hai bà cháu. Đó là một căn nhà tuềnh toàng rộng hơn 10 mét vuông, có gác lửng bằng gỗ cũ kỹ, trần lợp bằng tôn đã cũ nát. Trong ngôi nhà không có đồ vật gì giá trị ngoài chiếc quạt gió quay rào rào giữa trưa nóng nực.
Bà Anh cho biết, trước đây hai vợ chồng làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ đủ tiền nuôi con và sinh hoạt hằng ngày. Rồi con cái lớn lên lập gia đình mỗi đứa một nơi, hai vợ chồng bà cùng với đứa cháu ngoại sống trong căn nhà lợp tôn nhiều năm qua, cũng không sửa sang gì nhiều.
Chiếc gác lửng được đóng tạm bằng những thanh gỗ, nhưng lâu ngày không có tiền thay mới nên cũng mục nát, thủng nhiều chỗ, bà phải lấy nhiều mảnh ván nhỏ chèn lên nhau để cho đứa cháu có chỗ ngủ và học tập. Bước chân đi lại trên gác cũng phải nhẹ nhàng để tránh đổ sập.
Căn nhà của bà Trần Thị Ngọc Anh đã cũ nát ẢNH: AN HUY
“Trần nhà lợp bằng tôn nhưng đã lâu ngày không thay mới nên mỗi khi mưa, nước giọt và chảy vào nhà xối xả, ướt nhẹp. Tui muốn sửa lại lắm, nhưng giờ lấy đâu ra tiền, vá xe đêm bữa được bữa không, chỉ được mấy đồng ăn uống và lo thằng bé ăn học. Nhiều lúc muốn vay mượn ai đó vài triệu để sửa nhà, nhưng sợ mượn rồi không có tiền trả nên cứ sống tạm vậy, tới đâu hay tới đó. Tôi chỉ mong trời cho sức khỏe để đi vá xe mỗi tối kiếm sống và lo thằng bé ăn học thành người”, bà Anh chia sẻ.
Theo bà Lưu Thị Nhàn (54 tuổi) Tổ trưởng Tổ dân phố 57 (P.4, Q.4), hộ của bà Trần Thị Ngọc Anh hiện thuộc diện hộ nghèo tại địa phương, cuộc sống khó khăn. Căn nhà hai bà cháu đang ở cũng đã hư hỏng nặng. Trước hoàn cảnh trên thì thời gian qua, mỗi khi có chính sách gì thì địa phương cũng ưu tiên giúp đỡ, địa phương cũng đang xem xét hỗ trợ sửa lại căn nhà cho hai bà cháu.
Nhiều nơi trên gác lửng bị thủng nhiều chỗ, dễ bị đổ sập ẢNH: AN HUY
Bà Anh phải dùng ván ép để chắp vá một vài chỗ cho cháu ngoại có góc học tập và ngủ nghỉ ẢNH: AN HUY

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.