Trao đổi với phóng viên Thanh Niên đầu giờ sáng nay, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, với ổ dịch bạch hầu xảy ra tại 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú (H.Đồng Phú), Bình Phước khiến 3 người tử vong và 26 người có triệu chứng giống bệnh bạch hầu, Viện Pasteur TP.HCM đã khẩn trương đến địa phương hỗ trợ giám sát khống chế và lên kế hoạch tiêm vắc xin cho đối tượng nguy cơ cao.
tin liên quan
Cha đẻ thuốc kháng sinh đã cảnh báo siêu vi khuẩn từ 70 năm trướcThế giới đang đứng trước tương lai không mấy sáng sủa khi những loại kháng sinh chữa bệnh trở nên vô dụng với một số chủng siêu vi khuẩn. Kịch bản này từ lâu đã được ông Alexander Fleming, cha đẻ của thuốc kháng sinh, cảnh báo.
“Bạch hầu nguy hiểm do diễn biến nhanh, gây biến chứng viêm cơ tim khiến bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị sớm, kịp thời. Bệnh cũng rất dễ gây dịch trên diện rộng bởi vi khuẩn gây bệnh lây qua đường hô hấp, trong khi đó, nhiều người lành mang trùng không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn là ngồn lây ra cộng đồng”, ông Phu lo ngại.
Theo ông Phu, vắc xin phòng bạch hầu tiêm trong trường hợp này là loại dành riêng cho chống dịch, chỉ định tiêm cho người từ 48 tháng tuổi (khác với vắc xin bạch hầu đang được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm cho các trẻ từ 2 tháng tuổi). Vắc xin chống dịch luôn luôn được Bộ Y tế dự phòng và đảm bảo sẵn có.
“Ngay trước mắt, với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các viện, bệnh viện của Bộ Y tế, y tế Bình Phước cần triển khai uống kháng sinh dự phòng cho các đối tượng nguy cơ”, ông Phu cho hay.
Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Chủ động phòng bệnh cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Để đảm bảo miễn dịch bên vững, cần cho trẻ tiêm đủ 3 mũi khi được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Mũi thứ 4 tiêm nhắc lại khi được 18 tháng tuổi. Trường hợp trì hoãn tiêm, trẻ cần được tiêm bù theo hướng dẫn của nhân viên tiêm chủng.
Bình luận (0)