Trong suốt phiên tòa xét xử Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) - tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không và tài xế GrabBike vào sáng nay 15.12, mỗi lần tòa hỏi gì, bà Trần Hoàng Họa Mi (52 tuổi, mẹ bị cáo Phong) lại nấc nghẹn.
Trước đó, ngày 30.1 (tức mùng 6 Tết), Nguyễn Trần Hoàng Phong dùng giấy tờ giả thuê xe Mercedes chở theo 4 người trên xe với tốc độ 84km/h và xảy ra va chạm với tài xế GrabBike Lê Mạnh Thường (64 tuổi), chở theo chị Nguyễn Thị Bích Hường (30 tuổi, nữ tiếp viên hàng không).
Sau tai nạn, ông Thường mất tại bệnh viện, nữ tiếp viên phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn về thể xác lẫn tinh thần và bị thương tật với tỷ lệ 79%. Điều khiến cộng đồng mạng bức xúc là suốt thời gian gần 1 năm, gia đình Phong không một lời hỏi thăm, chia sẻ với gia đình nạn nhân.
‘Tôi đâu nhẫn tâm vậy’
Khi hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân Q.Phú Nhuận tuyên bố tạm nghỉ trưa, bà Mi chạy theo bóng công an đưa Phong ra xe. Nhìn con trai, bà rơm rớm nước mắt. Thấy bóng xe cảnh sát đi khuất, bà gào khóc nức nở.
|
Bà Mi cho biết những ngày qua cộng đồng mạng “chửi rủa” khiến bà rất sợ hãi nhưng không dám đính chính gì. Nay ở tòa, bà cũng muốn đòi lại công bằng cho con của mình. Bà Mi khăng khăng cho rằnv gia đình 2 bị hại nói sai khi Hoàng Phong không gọi cấp cứu nhưng con bà nói với bà là có gọi cấp cứu và bà cũng đến thăm nhưng không được gặp.
Theo lời bà Mi, về phía gia đình tài xế GrabBike, ngay khi Phong báo tin gây tai nạn, bà đã đến Công an Q.Phú Nhuận nhờ dẫn qua nhà thắp nhang nhưng công an khuyên bà nên để lúc khác vì gia đình đang chuẩn bị động quan để đưa nạn nhân đi chôn cất.
|
Bà Mi cũng cho rằng, bà đã từng quỳ xuống lạy cả gia đình nhà nữ tiếp viên để mong tha thứ cho con trai bà chứ bà không hề bỏ mặc gia đình nạn nhân.
Tuy nhiên, trong phiên tòa, nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường khẳng định những lời bà Mi nói là sai sự thật. Chị Hường cho biết, một lần duy nhất chị nằm viện, chưa biết sống chết thế nào thì có người xưng mẹ Phong vào khóc lóc mong bỏ qua, mà không quan tâm gì đến sức khỏe của chị. Rồi gần cả năm sau đó, một lời hỏi thăm chị cũng không hề nhận được.
Sang tên căn nhà để ‘né’ bồi thường?
Trong phần xét hỏi tại tòa, luật sư hỏi bà Mi và Phong về chuyện có thông tin Phong sang tên căn nhà đang ở cho mẹ trong lúc đang bị tạm giam để “né” bồi thường. Trước câu hỏi này, Phong trả lời: “Việc chuyển sổ hồng từ tên bị cáo sang thành tên của mẹ thì bị cáo không biết. Lúc đấy đang tạm giam, điều tra viên kêu ra gặp mẹ và một người công chứng viên đi vào. Có điều tra viên dẫn vào nên tôi cứ vậy làm theo thôi”.
|
Luật sư đặt vấn đề bà sẵn sàng bán tài sản này để đền bù thiệt hại cho con hay không thì bà Mi nức nở: “Con tôi làm thì tôi chịu, nhưng đây không phải nhà của nó mà là nhà của ông ngoại cho tiền mua. Thời điểm đó giấy tờ tôi mất hết nên tôi để nó đứng tên, giờ tôi có giấy tờ lại rồi nên tôi để sang tên tôi. Dưới Phong còn 2 đứa em nữa, giờ bán nhà mấy mẹ con lại ra đường ở sao”.
|
|
|
Bình luận (0)