CSGT đo nồng độ cồn ngay phố nhậu, chủ quán treo bảng: “Có giao thông”
|
Một số địa phương còn có tin đồn, CSGT ngưng thổi nồng độ cồn do có khả năng lây nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, đây chỉ là những tin thất thiệt.
Trao đổi với phóng viên, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, CSGT vẫn kiểm tra nồng độ cồn mỗi ngày xuyên suốt trong thời gian qua và không có chuyện ngừng kiểm tra vì dịch bệnh.
Máy kiểm tra nồng độ cồn định tính được gắn phễu. Người thổi đếm 1,2,3 ở cách phễu khoảng 5-10cm thì máy sẽ phát hiện có cồn hay không
|
Tuy nhiên, nhiều người lại để sát miệng vào thổi...
|
Theo đó,
CSGT đã ngưng kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế (định tính). Bởi vì đây là hình thức đo nồng độ cồn hàng loạt ô tô khi qua chốt. CSGT đưa máy gắn phễu để mỗi người sẽ đếm 1,2,3 hoặc đọc tên mình. Nếu người lái hoặc người ngồi trong xe có sử dụng nồng độ cồn thì máy sẽ báo "Có cồn". Sau đó, lái xe được yêu cầu xuống để thổi nồng độ cồn bằng ống thổi cho ra mức nồng độ cồn cụ thể (định lượng).
"Hình thức đo nồng độ cồn bằng cách mọi người cùng nói vào phễu được tạm ngưng để phòng, ngừa dịch. CSGT trong thời điểm này, chỉ kiểm tra nồng độ cồn bằng cách cho người tham gia giao thông thổi vào máy đo định lượng như hình thức vẫn kiểm tra bấy lâu nay", đại diện PC08 nói.
Hiện nay, CSGT chỉ kiểm tra nồng độ cồn theo hình thức thổi vào ống thổi
|
CSGT cũng cho biết, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Cục CSGT có nêu rõ, tất cả CSGT khi xử lý vi phạm sẽ đeo khẩu trang. Riêng về việc kiểm tra nồng độ cồn, mỗi người dùng một
ống thổi, ngay khi thổi xong, CSGT sẽ dùng cồn để vệ sinh máy và lắp ống mới.
Ống thổi xong được cho vào bao y tế để xử lý theo quy định của Bộ Y tế. Mỗi ngày, Phòng CSGT đều trang bị cho tất cả các đội các dụng cụ y tế để đảm bảo phòng, chống virus Corona khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn.
Bình luận (0)