Khác với lời quảng cáo ngon ngọt của các phòng khám, thẩm mỹ viện, Spa… khi đến tận nơi làm đẹp nhiều khách hàng đã mất tiền oan mà ôm thêm nổi khổ về nhà.
Chị Trần Ngọc Bích ở Hà Nội kể, trong trào lưu nhà nhà đi làm đẹp bằng lăn kim chị cũng đi cho biết, và tìm đến H. Spa, đến đó thấy bao nhiêu là khách hàng đang đợi mới thấy dịch vụ này đắt khách thế nào.
Gương mặt chị Bích lúc chưa điều trị
... và sau khi điều trị
Thế nhưng là nạn nhân của dịch vụ này chị Bích cần lên tiếng: “Cảnh báo cho tất cả các bạn muốn đi lăn kim để trị mụn. Hôm nay đi điều trị da thấy có quá nhiều bạn đến chữa da vì lăn kim, bạn bè mình cũng rất nhiều người lăn tăn về vấn đề lăn kim nên mình quyết định chia sẻ kinh nghiệm chính bản thân đã trải qua để cảnh báo cho các bạn biết mà tránh ra. Sự thật lăn kim chỉ điều trị được rỗ, lỗ chân lông to chứ không hề trị mụn hay trị nám tàn nhang như các spa quảng cáo.
Đánh vào tâm lý giảm béo cấp tốc nhưng lại sợ tốn kém của chị em, nhiều spa đã tung ra các voucher giá rẻ để thu hút khách hàng với các hình ảnh quảng cáo lung linh....
Chị Bích kể: Da mình trước đây chỉ khi đến ngày (kỳ kinh nguyệt) mới có vài chiếc mụn, hết ngày là lại bình thường chỉ có lỗ chân lông ở mũi hơi to nên muốn đi lăn kim để se lại... Nào ngờ lăn xong mặt lên chi chít mụn lại còn sưng và đau vô cùng, mình sợ quá và dừng lại ngay sau 3 lần lăn.
Tính đến bây giờ mình dừng lăn là 1 tháng rồi mà vết thâm vẫn còn nguyên, mụn ẩn chi chít dưới da sờ vào sần sật như vỏ mít ấy sợ quá ạ. Có những ngày mình stress nặng chỉ ôm cái gương mà khóc thôi vì trước nay mặt không có tí mụn nào.
Các bạn hãy làm đẹp một cách có hiểu biết nhé. Chu trình để da tái tạo lại là 28 ngày, vậy mà cứ 1 tuần bên spa lại gọi mình đi lăn 1 lần, quá dã man, chính chủ spa cũng không hiểu biết gì về da mà dám làm cho khách.
Mình khuyên các bạn chỉ nên lăn khi da rỗ và lỗ chân lông to và phải đến chỗ bác sĩ đàng hoàng, đừng có dại để các Spa kém hiểu biết và vô trách nhiệm, vô tâm, vô đức động vào da của các bạn nhé
"Tôi khổ tâm lắm, sắp trầm cảm đến nơi rồi, tiền mất tật mang” – chia sẻ ngày 22.6 của chị Bích.
Đánh vào tâm lý giảm béo cấp tốc nhưng lại sợ tốn kém của chị em, nhiều spa đã tung ra các voucher giá rẻ để thu hút khách hàng với các hình ảnh quảng cáo lung linh....
Đến hôm nay là sau hơn 2 tháng, chị Bích cho biết, tính ra chi phí làm đẹp là 20 triệu đồng. Gồm phí 2.5 triệu đồng/lần lăn, 3 triệu một chai thuốc nhưng chi phí điều trị để hồi phục là gấp 3 lần mà đến nay chưa thấy hiệu quả. Làn da từ khỏe mạnh trở nên nhạy cảm, bị rách, mũi bị viêm ổ. "Sau khi cho biết làn da bị tổn thương như thế, phía Spa nói là tôi quay trở lại để làm thêm và làm cho xong liệu trình thì mới đẹp được. Tuy nhiên về số lượng liệu trình và thời gian điều trị họ nói không nhất quán, lần đầu nói 3 lần, sau thì bảo 5 lần, nên tôi không quay lại nữa" - chị Bích thêm.
Gương mặt chị Bích hiện nay vẫn chưa phục hồi
Theo tài liệu y khoa, lăn kim là phương pháp dùng kim lăn trên gương mặt để làm đẹp. Kim lăn có 3 dạng. Thứ nhất là dermarollers có hình dạng như chiếc lăn sơn nhỏ với hàng trăm chiếc kim tí hon dùng để lăn đều lên mặt. Thứ hai là dermapens có hình dạng như cây bút với một đầu tròn có gắn kim và đầu kia nối với điện lăn theo hướng lên và xuống.Và dermastamps trông giống như loại thứ hai nhưng một đầu to hơn với nhiều kim hơn và hoạt động theo kiểu đóng dấu trên gương mặt.
Nguyên tắc hoạt động là giúp tái tạo làn da, trẻ hóa da bằng cách giúp các mỹ phẩm dưỡng da thẩm thấu sâu hơn vào bên trong, làm mỏng và mờ sẹo, làm đều màu da, trị mụn…
Bác sĩ Nguyễn Văn Phùng (Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ Đại học Y dược TPHCM) nhận định, lăn kim hiện tại được sử dụng rất phổ biến và đôi lúc trở nên quá lạm dụng. Đây cũng là một kỹ thuật can thiệp trên cơ thể (cụ thể là da) vì vậy để quá trình điều trị được an toàn cần được chỉ định bởi bác sĩ và thực hiện bởi nhân viên y tế. Khi sử dụng không đúng cách có thể gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng, gây sẹo, giảm sắc tố da, nguy cơ lây bệnh, dị ứng với các sản phẩm dùng kèm.
Bình luận (0)