Những chiếc lồng đèn xách tay hình ông sao, cá chép, bươm bướm, hoa sen... treo kín nhà bà Ngân. Nổi bật là những chiếc lồng đèn cỡ lớn cao từ 1 - 2m vô cùng cầu kỳ, sặc sỡ.
Vừa chăm chút từng công đoạn tạo ra lồng đèn, bà Ngân kể, ban đầu làm lồng đèn trúc cho em út chơi, lâu dần
việc làm lồng đèn này đã
trở thành cái nghiệp của bà lúc nào không hay.
“Hồi lúc đó còn nhỏ cha mẹ thường làm cho tôi chơi, tới lớn lên rồi tự mình làm ra cho đứa em chơi. Đến khoảng năm 1991, tôi bắt đầu đến với nghề làm lồng đèn để thỏa niềm đam mê. Mới đầu làm cũng nhăn nhúm vậy, nghề dạy nghề rồi tự nhiên biết làm”, bà Ngân cho biết.
Cứ thế, cứ độ tháng 3 âm lịch ngôi nhà nhỏ này như nhộn nhịp và tất bật hẳn lên để chuẩn bị đón một mùa trung thu nữa lại về.
Tất cả các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp đều được thực hiện thủ công
|
Có lẽ do đam mê, nên dù có khó mấy thì cũng thành dễ. Bất kể công đoạn nào, từ chẻ trúc, đục lỗ, uốn khung hay trang trí… đều trở nên dễ dàng với bà. Chẳng mấy chốc, một chiếc lồng đèn truyền thống đã dần thành hình.
Khác với những cơ sở làm lồng đèn khác, ở đây tất cả các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp đều được thực hiện bởi đôi bàn tay khéo léo của bà Ngân.
“Bộ sườn phải lựa trúc già, trúc thẳng cắt ra chuốt các cạnh xong bẻ ra uốn sơ sơ. Nếu trúc không già mọt ăn nhiều, dễ bị gãy. Lúc mình làm trúc tươi để lâu nó khô cái nào không già là nó gãy hoặc mình bẻ cong cong vầy nó méo hoặc khi mình dán giấy lên nó, giấy méo xẹo”, bà Ngân nói.
Để có được một chiếc lồng đèn đẹp, đòi hỏi người thợ không ngừng sáng tạo
|
Bí quyết ở đây chính là phần keo được bà tự làm từ bột gạo với độ đặc và sánh gấp nhiều lần so với bình thường
|
Khi dán, giấy kiếng được căng rồi trực tiếp áp vào khung, căng giấy và kéo đều tay là được. Việc thoa keo cũng phải chừng mực không thừa không thiếu
|
Làm vì đam mê
Để chiếc lồng đèn được đẹp đều, giấy kiếng căn bóng là cả một sự kỳ công và khéo léo của người làm. Bí quyết ở đây chính là phần keo được bà tự làm từ bột gạo với độ đặc và sánh gấp nhiều lần so với bình thường. Còn khi dán, giấy kiếng được căng rồi trực tiếp áp vào khung, cứ căng và kéo đều tay là được. Việc thoa keo cũng phải chừng mực, không thừa không thiếu.
Có lẽ làm riết thành quen, qua đôi tay khéo léo của bà Ngân, trăm chiếc lồng đèn làm ra vẫn đều nguyên như một. Mỗi
chiếc lồng đèn được làm tỉ mỉ, sắc sảo bán với giá từ 50.000 - 400.000 đồng. Riêng những chiếc lồng đèn khách đặt hàng lên đến hơn 1 triệu đồng.
Những chiếc lồng đèn cỡ lớn cao từ 1m - 2m vô cùng cầu kỳ, sặc sỡ
|
Những chiếc đèn ông sao gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ
|
Chị Huỳnh Hoa Tiên (27 tuổi, ngụ TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết: “Bà Ngân có nhiều mẫu lồng đèn mới, đẹp, lớn cũng có. Nhiều bé có thể chọn theo lứa tuổi của nó, như lớn chọn cái lớn, nhỏ chọn cái nhỏ. Tôi tìm mua lồng đèn của bà Ngân vì muốn cho con mình biết lồng đèn truyền thống như thế nào”.
Nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống khá công phu, cho dù lồng đèn bán chạy nhất vào khoảng mùng 5 tháng 8 âm lịch, những người thợ phải tất bật chuẩn bị gần như cả năm.
Khó khăn là vậy, nhưng với những người yêu nghề chế tác đèn trung thu truyền thống như bà Ngân vẫn duy trì nghề để phục vụ cho trẻ em vào mỗi dịp Trung thu về.
Năm nay, bà Ngân cho ra 200 mẫu lồng đèn thủ công, chẳng biết lời lỗ ra sao, đắt ế thế nào vì bà làm vì đam mê, vì niềm vui của những đứa trẻ và hơn hết là muốn giữ hình ảnh những chiếc đèn trung thu truyền thống không bị phai mờ. Với bà, “khi nào còn có người mua lồng đèn giấy kiếng truyền thống thì khi đó vẫn hết mình với nghề”.
Bình luận (0)