Nhật Bản trình làng chuột phát sáng

03/03/2018 21:38 GMT+7

Chuyên gia đánh giá công trình nghiên cứu này là một bước tiến đáng kể trong nỗ lực tìm hiểu cách thức ung thư di căn.

Theo báo cáo trên chuyên san Science, đội ngũ chuyên gia của Viện Khoa học não Riken tại TP.Wako (Nhật), vừa trình làng các lứa chuột và khỉ đuôi sóc với não chứa tế bào thần kinh phát quang sinh học. Khi cần nghiên cứu, họ sử dụng một loại camera đặc biệt để quan sát mô trực tiếp trên động vật sống.
Giới khoa học từ lâu đã dựa vào các phân tử phát quang sinh học trong tự nhiên để “đánh dấu” tế bào trong động vật sống, nhưng ánh sáng tỏa ra quá yếu ớt, không đủ xuyên qua các mô dày của tế bào để lọt vào ống kính của các camera bên ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia Atsushi Miyawaki của Viện Khoa học não Riken đã tạo ra các phân tử nhân tạo sáng gấp 1.000 lần so với tự nhiên.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, họ chứng tỏ được có thể khiến các tế bào não phát sáng bằng cách bơm phân tử phát quang sinh học nhân tạo vào động vật hoặc đơn giản hơn là cho vào nước uống.
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu bổ sung tế bào não phát sáng cho chuột để quan sát cách thức hệ thống dây thần kinh ở thùy cá ngựa phản ứng khi chúng được chuyển sang lồng mới. Trong một cuộc thí nghiệm khác, quá trình tương tự cho phép họ theo dõi các dây thần kinh nằm sâu bên trong não của khỉ đuôi sóc suốt hơn 1 năm.
Chuyên gia Robert Campbell của Đại học Alberta (Canada) đánh giá công trình nghiên cứu này là một bước tiến đáng kể trong nỗ lực tìm hiểu cách thức ung thư di căn đến những vùng khác trong cơ thể, và thậm chí còn tiết lộ hiệu quả của các liệu pháp gien trong quá trình điều trị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.