Phá lấu 'dì Tư vui vẻ' 32 năm không đổi vị giữa Sài Gòn

Anh Lê
Anh Lê
23/03/2019 11:34 GMT+7

Xe phá lấu của 'dì Tư vui vẻ' trước cổng trường tiểu học Lê Thị Riêng (Q.10, TP.HCM) đã trở thành 'huyền thoại' của nhiều thế hệ học sinh mà đến giờ khi nhắc lại người ta thấy cả bầu trời tuổi thơ bỗng ùa về.

32 năm bán phá lấu nuôi  cha

Từ khoảng 9 giờ đến 18 giờ 30, ai đi vào con hẻm 493 đường Cách mạng tháng Tám (Q.10, TP. HCM) đều thấy xe phá lấu của bà Võ Thị Hồng (60 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) nằm bên mép đường. Bán lề đường vậy
“Đau lắm cô ơi! Ai mất con mà không đau, trước kia còn có nó phụ giúp tôi bán, giờ còn mỗi thân già này…”

Dì Tư

thôi nhưng bà cũng cố gắng sắm sanh 2, 3 chiếc bàn nhôm và vài cái ghế nhựa để khách ngồi ăn cho thoải mái, rồi có thêm chiếc dù che nắng tránh mưa nữa.
Nhiều khách thân quen cứ gọi bà Hồng là dì Tư riết rồi thành biệt danh, người ta hay gọi xe phá lấu của dì Tư nếu muốn đến đây ăn. Hỏi bà bán được bao nhiêu năm, bà trả lời bán được nửa đời người. Thật vậy, bà Tư năm nay 60 tuổi, đã bán phá lấu được 32 năm.
Nói đến đây, đôi mắt bà đượm buồn bởi số tuổi của xe phá lấu cũng bằng tuổi của đứa con trai duy nhất đã mất của dì. Bà Tư niềm nở, vui vẻ là thế nhưng ai biết cuộc đời bà lại nhiều biến cố đến vậy.
Món phá lấu xào rau muống bơ tỏi do dì sáng chế ra có giá 20.000 đồng/dĩa
Món phá lấu xào rau muống bơ tỏi do bà sáng chế ra có giá 20.000 đồng/dĩa
Chị Thủy và những người bạn của mình vẫn quay lại quán phá lấu tuổi thơ dù khi đã có gia đình.
Chị Thủy và những người bạn của mình vẫn quay lại quán phá lấu tuổi thơ
Bà kể: “Khi còn trẻ tui từng có gia đình, nhưng rồi hai người không hợp tính nhau nên quyết định chia tay khi con trai tui tròn một tuổi. Ba nó ra đi, còn tui với thằng nhỏ không biết làm gì để sống nên mới quyết định bán phá lấu cho đến giờ này luôn”.
Không chồng cũng sống được, hai mẹ con bán phá lấu qua ngày, bám víu lấy nhau cũng đã thấy hạnh phúc. Nhưng bà không ngờ, biến cố kinh hoàng lại xảy đến với mình lần nữa. Năm 21 tuổi, con bà bị tai nạn giao thông và đột ngột qua đời khiến bà ngã khuỵu.
“Đau lắm cô ơi! Ai mất con mà không đau, trước kia còn có nó phụ giúp tôi bán, giờ còn mỗi thân già này…”, bà Tư nói mà mặt buồn rười rượi.
Bà Tư về ở cùng với cha mẹ, nhưng rồi mẹ bà cũng qua đời, giờ đây khi tuổi cũng đã cao, bà vẫn ngày ngày dậy sớm nấu phá lấu đi bán và chăm sóc người cha bị bệnh nằm một chỗ.
“Ngày xưa tui bán từ sáng sớm, 6 giờ đã có mặt ở đây rồi, nhưng từ ngày cha tui bị té gãy xương phải nằm một chỗ không đi lại được nên sáng dậy phải chăm sóc cho cha cái đã, xong xuôi cũng tầm 9 giờ tui mới đẩy xe ra đây bán đến khoảng 6 rưỡi (tối) là hết”, bà kể.
Mọi người nói chuyện rôm rả như hồi còn đi học
Mọi người nói chuyện rôm rả như hồi còn đi học
Mỗi phần phá lấu ở đây có giá 20.000 đồng. Ngoài ra, bà Tư còn sáng tạo ra món phá lấu xào chung với tỏi, bơ và rau muống, ai muốn ăn thêm mì thì xào thêm. Phá lấu xào chung với bơ tạo nên một mùi thơm béo, rất hấp dẫn.

‘Nhớ phá lấu của dì Tư vui vẻ’

Cuộc đời bà Tư gắn với xe phá lấu và cũng chính xe phá lấu ấy là tuổi thơ của nhiều thế hệ học sinh trường tiểu học Lê Thị Riêng.
 Anh Vũ là một trong những vị khách thuở nhỏ của dì Tư vẫn thường ghé đến ăn phá lấu
Anh Vũ là một trong những vị khách thuở nhỏ của bà Tư, vẫn thường ghé đến ăn phá lấu
Lúc tôi đến khoảng 3 giờ chiều, khách lúc này vắng vì trời nắng và chưa phải giờ tan tầm, tôi bắt gặp một bàn có 3 chị gái khá trẻ, một chị trong số đó tay vừa bế con, vừa ăn phá lấu chốc chốc lại nói chuyện với bà rất rôm rả. Hỏi ra mới biết cả 3 chị đều là cựu học sinh trường tiểu học Lê Thị Riêng và cũng là một trong những khách hàng thân quen ở đây từ thời còn đi học.
Chị Thu Thủy, một trong 3 người, kể: “Tụi mình ăn ở đây từ thời học tiểu học, đến giờ cũng mười mấy, hai chục năm rồi. Ăn quen phá lấu dì Tư rồi, giờ lấy chồng sinh con nhưng lâu lâu vẫn chạy ra đây ăn phá lấu, tám chuyện với bạn vậy đó".
“Vì phá lấu dì Tư ngon, không chỗ nào ngon như vậy hết, quán “ruột” mà, giá cả cũng bình ổn nữa, mà cái quan trọng là ăn ở đây thoải mái, dì Tư vui vẻ. Lâu lâu dì Tư cũng chửi, nhưng nghe bả chửi cũng... khoái lắm”, chị Thanh Thủy tiếp lời bạn mình.
Ba chị cũng kể, thời các chị còn đi học bà Tư mới bán phá lấu, không có bàn ghế, xe đẩy thì mới có mấy năm trở lại đây thôi. Phá lấu thì bán theo xiên, mỗi xiên như vậy giá từ 500 đến 2.000 đồng/xiên. Các chị cũng chia sẻ: “Ngày xưa ăn, giờ có chồng có con rồi vẫn ăn, mai mốt có cháu rồi dẫn ra ăn tiếp nếu dì Tư còn bán”.
Xe phá lấu nhỏ bên mép đường của dì Tư trước cổng trường tiểu học Lê Thị Riêng
Xe phá lấu nhỏ bên mép đường của bà Tư trước cổng trường tiểu học Lê Thị Riêng
Anh Nguyên Vũ (40 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM), một thực khách đến ăn cũng cho biết: “Mê món phá lấu này là do nước của phá lấu nó sền sệt vị nước dừa. Tôi không biết bà Tư bán bao nhiêu năm, nhưng tôi ăn món này từ khi còn học tiểu học ở đây, bây giờ tôi vẫn ghé ăn thường xuyên. Trẻ con bây giờ thì khác, chứ như tụi tôi hồi đó ăn sáng bằng nửa ổ bánh mì chấm nước phá lấu này là ngon rồi, nếu không thì lại ăn 1, 2 xiên vậy đó”.
Anh Vũ cũng chia sẻ thêm: “Từ hồi tụi tôi đến giờ có nhiều thứ thay đổi lắm, nhà cửa rồi phong cách ăn uống. Hồi tụi tôi thì 500 đồng/tô phá lấu ăn với bánh mì, nếu không thì có món khô bò cũng rất ngon. Giờ không ăn vặt nhiều nhưng lâu lâu vẫn nhớ vì thời trẻ ai mà không mê mấy món này”.
Bao nhiêu năm trôi qua, từ khi bà Tư còn trẻ đến khi lưng còng, tóc bạc, khi thực khách đến đây mới chỉ là những cô bé, cậu bé cấp 1 nay đã là những ông bố bà mẹ, món phá lấu vẫn không thay đổi. Và nhất là hình ảnh bà Tư luôn vui vẻ với thực khách vẫn mãi là những kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ học sinh nơi đây.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.