Phú Quý đối phó với mưa bão

21/09/2015 10:01 GMT+7

Vị trí nằm giữa biển Đông, hàng năm huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) phải hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Chính vì thế, phòng chống bão luôn được quan tâm, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Vị trí nằm giữa biển Đông, hàng năm huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) phải hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Chính vì thế, phòng chống bão luôn được quan tâm, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngư dân huyện đảo Phú Quý neo đậu tàu thuyền đề phòng mưa bão
Ngư dân huyện đảo Phú Quý neo đậu tàu thuyền đề phòng mưa bão - Ảnh: Châu Thọ
Vào mùa này, khắp các bãi neo đậu tàu thuyền trên đảo, đều thấy bà con ngư dân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu có bão về. Ông Nguyễn Văn Tư, ngư dân xã Ngũ Phụng cho biết: “Năm nay, dù chưa có cơn bão nào to đổ vào đảo nhưng gia đình tôi vẫn chuẩn bị các phương án neo đậu tàu thuyền tránh bão. Tránh bị động khi bão thình lình xuất hiện”. Theo Phòng kinh tế H. Phú Quý, hiện nay trên địa bàn có hơn 1.000 chiếc tàu thuyền của ngư dân thác đánh bắt hải sản. Trong đó, có 90 chiếc thuyền có công suất trên 90 CV chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Những tàu này hỗ trợ để ngư dân vươn khơi, bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả từng chuyến biển.

Để đảm bảo công tác an toàn trong mùa mưa bão, hàng năm huyện đảo Phú Quý đều tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng chống thiên tai. Phòng chống cháy nổ, để người dân có trách nhiệm trong công tác phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn. Chủ động trang bị đầy đủ các thiết bị, an toàn khi tham gia lao động, sản xuất trên biển.

Ông Tạ Minh Nhựt

Với thời tiết đặc thù, khí hậu biển đảo Phú Quý có chỉ có 2 mùa: nam và bấc. Mùa gió bấc thường nằm vào những tháng cuối năm, lúc này thời tiết rất khắc nghiệt. Thời điểm này mưa, bão và áp thấp về liên tục, có năm gây thiệt hại rất lớn về tài sản của dân trên đảo. Từ kinh nghiệp thực tế tại địa phương, hàng năm Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đảo Phú Quý đều triển khai các phương án khi có tình huống xấu nhất xảy ra. Trong đó phân công trách nhiệm cho các thành viên có kế hoạch cụ thể. Ông Tạ Minh Nhựt, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quý cho biết: “Các lực lượng ứng cứu của địa phương theo hướng nhanh gọn, chủ động phối hợp trên từng địa bàn. Trong đó chú trọng đến phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, phải xây dựng được các kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện phòng chống thiên tai; xây dựng phương án sơ tán dân ra khỏi các vùng xung yếu khi có mưa bão”.
Ngoài bến cảng hiện hữu để tàu thuyền của huyện và các tỉnh lân cận vào tránh bão, Phú Quý còn tận dụng những bãi đất trống ven bờ và 2 trại kéo tàu, thuyền của tư nhân trên đảo để làm nơi kéo tàu thuyền lên bờ khi mùa mưa bão về. “Chính nhờ tận dụng các bãi ven này nên những năm nhiều cơn bão ập vào đảo nhưng thiệt hại về tàu thuyền của ngư dân là rất ít”, một ngư dân huyện đảo Phú Quý cho hay
Là huyện đảo nên mỗi khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới xảy ra, tình trạng chia cách giao thông giữa đảo với đất liền không tránh khỏi. Do đó trong các phương án phòng, chống thì kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đủ dùng trong một tháng nhằm chủ động đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân.
“Phòng chống bão trên đảo là nhiệm vụ rất quan trọng. Kế tiếp mới là tính đến phương án sơ tán các hộ dân ở các khu vực xung yếu về các điểm được chuẩn bị trước. Điều này chúng tôi chủ động kế hoạch, có thông báo cho nhân dân biết để chủ động. Có kế hoạch huy động phương tiện, lực lượng phục vụ công tác phòng chống, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Phối hợp với Trạm tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Quý sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có yêu cầu”- ông Tạ Minh Nhựt nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.