Thay vào đó là hình ảnh quán ăn vắng lặng, giảm nhân viên phục vụ, chủ quán nhìn ra ngoài để đợi khách.
Sau khi TP.HCM ra “lệnh” tạm ngưng phục vụ khách tại quán ăn, hàng loạt hàng quán đã đóng cửa để phòng dịch
Covid-19. Một số hàng quán vẫn bám trụ bằng hình thức phục vụ mang đi nhưng đa phần vẫn ế vì người Sài Gòn hầu như ở nhà, thói quen ăn uống hàng quán cũng hạn chế đến mức tối đa. Thậm chí, có quán còn vắng cả shipper.
Anh Hưng ngồi chờ shipper đến quán để lấy cơm vì không có khách đến ăn tại quán
|
Quán cơm Anh Ba Hưng (Q.Phú Nhuận) không một bóng khách, bàn ghế được anh Hưng sắp xếp lại dùng làm kệ để đồ
|
Theo ghi nhận của PV
Thanh Niên, hầu hết các quán ăn trên địa bàn thành phố đều treo bảng quán chỉ phục vụ khách mang đi để phòng dịch. Từ các quán cơm văn phòng đến quán vỉa hè như hủ tiếu, bánh canh cua, phá lấu… đều chỉ thấy người bán mà rất
vắng vẻ thực khách đến ăn.
Dù quán cơm không một bóng khách nhưng anh Tuấn vẫn mở quán và bán dưới hình thức mang về và không cắt giảm nhân viên
|
Quán súp hàu cô Chi ngày thường đông nghẹt nay cũng vắng hoe không một bóng khách, nhân viên quán cũng nghỉ để về quê
|
Quán cơm 3 con gà (đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh) cũng như những hàng quán khác ở Sài Gòn, chuyển qua bán hàng bằng hình thức giao hàng và mua mang về chứ không nhận khách tại quán. Chia sẻ với PV, anh Tuấn (chủ quán cơm) cho biết chuyển sang bán mang về thì sẽ chấp nhận việc không có lợi nhuận, không đủ để trả tiền mặt bằng và tiền công cho nhân viên. Nhưng anh vẫn tiếp tục duy trì và mở quán để có thể giữ được lượng khách quen thường xuyên đặt cơm tại quán.
“Nếu tình hình này kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng nữa thì có lẽ sẽ phải đóng cửa quán ăn. Nhưng bây giờ tôi sẽ cố gắng trả tiền cho
nhân viên đến khi không còn khả năng nữa thì thôi. Còn việc giờ việc không có khách đến quán ăn thì tôi cũng cảm thấy bình thường, mọi người cùng chung tay chóng dịch”, anh Tuấn bộc bạch.
Đồ ăn nấu ra nhưng không bán được, cô Trần Thị Chi (chủ quán súp hàu) tâm sự nếu tình hình vẫn tiếp diễn cô sẽ đóng quán vì có mở quán cũng không bán được
|
Quán Nghiền trên đường Lê Quang Định (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) không phục vụ khách ăn tại chỗ nên bàn ghế đã được xếp gọn
|
Một hàng bắp luộc trên đường Nơ Trang Long (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) vừa mở được hơn 1 tuần nên bày bàn ghế ra để khách hàng biết quán vẫn bán hàng
|
Chị Ngọc Ánh, chủ quán cơm bình dân trên đường D5 (Q.Bình Thạnh) tâm sự: “Quán cơm của tôi vẫn mở bán cho khách đến mua mang đi. Bàn ghế trong quán tôi đã dọn lại hết rồi. Khi mới đổi cách bán mang đi này tôi khá bất ngờ vì lượng khách không giảm mấy, hầu như khách đến mua giai đoạn đó gần bằng với ngày thường trước đây. Nhưng sau khi bán mang đi vài ngày thì hiện giờ lượng thực phẩm tôi mua về nấu để bán đã giảm tới 70% vì không có khách nữa, nếu có thì chỉ còn mấy người quen gần nhà”.
Quán cơm văn phòng Thúy Châu trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn mở bán cho khách mua mang đi nhưng quán vẫn vắng vẻ kể cả giờ cao điểm
|
Đến một quán phá lấu vịt lề đường Nguyễn Gia Trí (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) không có khách đến mua, chỉ có nhân viên phục vụ ngồi bấm điện thoại đợi khách
|
Quầy bánh canh cua ở đường D5 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chỉ có người bán và một nhân viên phục vụ, không có một khách vãng lai
|
Chủ quán cơm bình dân trên đường D5 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, quán vẫn mở bán cho người mang đi, còn khách đến ngồi thì không phục vụ nữa. Nhưng quán giờ đây chỉ còn bán cho các khách quen.
|
Ghi nhận tại những con phố ăn uống nổi tiếng bậc nhất ở khu Chợ Lớn, Q.5 cũng đều thấy các quán xá chuyển sang hình thức bán mang về, khuyến khích thực khách mua mang về mà không bán tại chỗ.
Một quán bún bò bán ăn sáng ăn trưa trên đường Cống Quỳnh cũng chỉ bán mang về mà không nhận khách ăn tại chỗ
|
Đây cũng là cách hữu hiệu để các quán ăn tránh tụ tập đông người, hạn chế nguy cơ lây nhiễm để phòng tránh dịch Covid-19 trong tuần lễ người Sài Gòn "sống chậm" đồng lòng cùng nhau đẩy lùi
Corona.
Bình luận (0)