Bác sĩ ơi: Bệnh thủy đậu cần kiêng cữ, tiêm phòng như thế nào?

02/01/2017 08:01 GMT+7

Thưa bác sĩ, con em 11 tháng tuổi, đã đi nhà trẻ. Vừa rồi lớp cháu có cháu 15 tháng tuổi bị thủy đậu, cháu bé đó cũng đã nghỉ học. Như vậy, các cháu trong lớp có khả năng bị lây bệnh không ạ, tiêm phòng và phòng ngừa cho các bé nên thực hiện như thế nào ạ?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM trả lời:
- Bệnh thủy đậu còn gọi là trái rạ hay phỏng rạ, là một bệnh gần như "đến hẹn lại lên" kéo dài từ tháng 11,12 năm trước đến tháng 4,5,6 năm sau. Bệnh lây qua đường hô hấp, người bệnh ho, hắt hơi phát tán vi rút qua đường không khí, vi rút còn bám vào tay chân, các vật dụng trong nhà rồi lây cho người khác. Khi người chưa nổi mụn nước, mụn cũng phát tán vi rút ra môi trường mà người xung quanh không biết. Người lớn bị thủy đậu có nhiều biểu hiện khó chịu hơn trẻ em: đau nhức mình mẩy, có khi sốt cao, nổi mụn nước nhiều, trong khi trẻ nhỏ thì mụn nổi nhanh và có khi không sốt. Bệnh nguy hiểm khi xảy ra ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

Nốt thủy đậu sẽ tự nhiên lành không để lại sẹo nhưng nếu nhiễm trùng thêm (do kiêng tắm, gãi, chà sát…) thành nhiễm trùng da sẽ để lại sẹo. Sẹo để lại là sẹo rỗ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Không: kiêng tắm, kiêng gió, trùm kín, tắm gốc rạ hoặc uống nước gốc rạ; Nhớ cắt móng tay.

Phòng ngừa:
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi bị bệnh, tiêm vaccin chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu.
Tuy nhiên, khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, cần lưu ý đến một số điểm sau: Vaccin tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh; tiêm đủ 2 liều vaccin cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu; phụ nữ có thai thì không tiêm vaccin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm phòng.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.