Khi phát hiện bệnh, đa số bệnh nhân đều khỏe mạnh, bình thường, cứ nghĩ bướu cổ không nguy hiểm nên không sinh thiết tế bào.
I ốt là thủ phạm
Tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM, mỗi ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bướu cổ. Nhìn chung bệnh bướu cổ đang có xu hướng tăng và chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân. Nguyên nhân mắc bệnh thường do cơ thể thiếu hụt i ốt nghiêm trọng.
Nhiều người cho rằng, chỉ có người sống ở miền núi và đồng bằng mới thiếu i ốt, còn dân miền biển do ăn nhiều cá biển, hải sản… nên đã được bổ sung i ốt đầy đủ. Tuy nhiên, theo TS-BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, BV Đại học Y Dược TP.HCM, VN là vùng dịch tễ của thiếu i ốt, tình trạng thiếu i ốt xảy ra ở toàn bộ các địa phương, không phân biệt vùng núi, đồng bằng hay ven biển, dù các thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá, rong biển… rất dồi dào i ốt.
Cứ 10 bệnh nhân thì có 4 người cho rằng, sử dụng i ốt sẽ làm món ăn có mùi vị khó chịu mà không hề biết i ốt là lượng vi chất rất nhỏ, không màu, không mùi. Một nguyên nhân quan trọng gây thiếu hụt i ốt là nhu cầu sử dụng muối của người dân thành thị có nhiều thay đổi, chuyển từ muối i ốt sang các loại bột canh, hạt nêm. Các loại muối bột canh, hạt nêm này tuy có chứa i ốt nhưng thực tế hàm lượng, giá trị vi chất trong sản phẩm rất ít.
tin liên quan
Top các bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất tại TP.HCMTop 5 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất là các bệnh viện: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, Viện Y dược học dân tộc và Nhi đồng 1.
Theo Cơ quan Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của muối i ốt đối với người trưởng thành (trên 19 tuổi, cả nam và nữ) là 150 mcg/ngày, tương đương 1 muỗng cà phê gạt ngang, đối với phụ nữ có thai là 220 mcg/ngày, phụ nữ cho con bú là 290 mcg/ngày. Nếu lượng i ốt được thu nạp vào cơ thể giảm dưới mức khuyến cáo, lượng thyroxin (là hormone thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể) bị suy giảm. Để sản xuất đủ thyroxin, cơ thể sẽ tự kích thích tuyến yên tăng tiết kích thích tố tuyến giáp gây nên tình trạng tuyến giáp phì đại, gọi là bướu giáp (bướu cổ). Ngoài ra, vì thiếu thyroxin gây nên tình trạng rối loạn do thiếu i ốt dẫn đến hàng loạt các bệnh về tuyến giáp như phì đại tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ xương, thần kinh, não, trí não chậm phát triển; phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai, thai chết lưu.
|
Cảnh giác ung thư tuyến giáp
Bác sĩ Trần Nguyên Hà - Trưởng khoa Nội 4, BV Ung bướu TP.HCM cảnh báo: khi thấy một hột chạy lên chạy xuống khi nói hoặc nuốt nằm ở trước cổ, dưới “trái cổ”, khàn tiếng hoặc nuốt khó, thở thấy vương vướng, hạch ở dọc hai bên cổ, đau nhẹ trong họng thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Có thể BS sẽ đề nghị chọc hút tế bào xem bướu lành tính hay ác tính hoặc chưa rõ lành ác rồi mới có hướng điều trị. Đối với bướu giáp dạng đa hạt thì nguy cơ ung thư chỉ khoảng 5%, còn dạng đơn hạt thì nguy cơ cao hơn, từ 10 - 15%.
Ung thư tuyến giáp là loại nhẹ nhất trong các loại ung thư. BS sẽ cân nhắc, lựa chọn điều trị nội tiết bằng các hormone giáp (thường gọi là thyroxin) hoặc mổ. Nếu điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh.
tin liên quan
Lần đầu tiên TP.HCM công bố Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh* Bảng xếp hạng chất lượng các bệnh viện
Quy trình báo động đỏ cứu sống các bệnh nhi bị đâm xuyên não, đâm thủng tim phổi,... của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận giải nhất Giải thưởng chất lượng khám chữa bệnh.
Từ đó cho thấy việc bổ sung i ốt đúng cách rất quan trọng, bởi không chỉ thiếu mới gây bệnh, mà dư i ốt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng gây bướu cổ, cường giáp.
Riêng với thai nhi và trẻ em, giai đoạn quan trọng nhất cần phải bổ sung i ốt cho hai đối tượng này là từ 2 tháng thai kỳ đến khi trẻ 3 tuổi. BS Lâm Vĩnh Niên lưu ý: “Để bảo đảm nhu cầu i ốt của trẻ, cần chú ý đến việc sử dụng muối i ốt trong chế biến thức ăn và các thực phẩm giàu i ốt ngay từ lúc mẹ mang thai. Trẻ đến tuổi ăn dặm cần được cung cấp chế độ ăn phong phú và cân đối các nguồn thực phẩm. Trẻ dưới 1 tuổi không cần bổ sung muối vào bữa ăn. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, nếu có sử dụng muối khi chế biến thức ăn thì nên dùng muối i ốt”.
Người có bệnh tuyến giáp nói chung nên tham khảo ý kiến BS trước khi dùng muối i ốt. Vì không phải cứ bướu cổ là phải kiêng i ốt hoặc tăng cường ăn i ốt mà phải xem nguyên nhân gây bướu cổ là thiếu hay thừa i ốt từ đó có chỉ định phù hợp. Bệnh nhân bướu cổ cần tránh một số thực phẩm như bắp cải, xúp lơ, củ cải, đậu nành, hạt kê... vì ảnh hưởng lên sự hấp thu i ốt hoặc tổng hợp hormone của tuyến giáp.
tin liên quan
Chơi đùa bị té đập mặt, trẻ chịu di chứng, tổn thương cả đờiNhiều trường hợp trẻ đùa giỡn hay tai nạn giao thông bị té đập mặt gây chấn thương nghiêm trọng. Tổn thương vùng mặt không chỉ để lại di chứng thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng chức năng, biểu lộ cảm xúc của trẻ lâu dài.
Bình luận (0)