Ngày 9.2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm, kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tế P.Tây Mỗ (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) và làm việc với ngành y tế Hà Nội. Báo cáo với Phó thủ tướng, ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần tại các trạm y tế địa phương.
Theo ông Hiền, hiện sở này đang khẩn trương triển khai thống kê dữ liệu dân số từng quận, huyện, thị xã; xây dựng phần mềm quản lý, lập hồ sơ quản lý sức khỏe tới từng người dân. Dự kiến, tháng 6 tới sẽ triển khai diện rộng trên toàn thành phố, phấn đấu hoàn thành hồ sơ quản lý sức khỏe mọi người dân trong tháng 9.
tin liên quan
Nhập viện do tiêm thuốc điều trị đau lưngKhoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) đang điều trị cho bệnh nhân nam (67 tuổi, ngụ tại Nghệ An), nhập viện trong tình trạng có ổ áp xe vùng da, cơ tại vị trí tiêm chọc (vùng thắt lưng); chụp phim cũng cho thấy có ổ áp xe trong đĩa đệm ống sống thắt lưng.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai khám sức khỏe định kỳ cho người dân, trong đó cần tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế hoạt động của trạm y tế và kinh phí hỗ trợ.
Ông Chung cho biết, theo thống kê của ngành y tế thành phố, có tới 75% thuốc bán ra không theo đơn, người dân tự ý mua thuốc dẫn đến khó quản lý giá, kháng thuốc. Về chương trình triển khai tầm soát ung thư hệ tiêu hóa cho người trên 40 tuổi (2,3 triệu người), ông Chung đề nghị cho phép Hà Nội thực hiện sớm bằng nguồn tiền kết dư bảo hiểm năm 2016.
tin liên quan
Kiểm tra chất lượng các phòng khám ở TP.HCMSở Y tế TP.HCM vừa có kế hoạch hoạt động năm 2017 báo cáo UBND TP.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tầm soát ung thư là một chủ trương rất nhân văn của Hà Nội và yêu cầu hoạt động tầm soát ung thư cho người dân nên triển khai sớm, bởi điều trị sớm sẽ cứu được người, giảm chi phí. Với vướng mắc từ cơ chế do luật Bảo hiểm y tế không cho phép thanh toán trường hợp khám sàng lọc, Phó thủ tướng cho biết, trong lúc chờ cơ chế tài chính, Hà Nội có thể chủ động huy động các nguồn vốn để triển khai chương trình.
tin liên quan
Trường hợp khẩn cấp nhưng không mang theo thuốc, phải làm sao?Trong trường hợp khẩn cấp nhưng lại không mang theo thuốc thì bạn làm sao? Cách 'chữa cháy' nhanh nhất là chúng ta có thể sử dụng các nguyên liệu thường có trong bếp hay xoa bóp để tạm thời để làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh.
Bình luận (0)