Theo Mercola, các vấn đề về sức khỏe như béo phì, kháng insulin, tiểu đường loại 2, bệnh nha chu, đột quỵ và bệnh tim đều bắt nguồn từ viêm nhiễm, đặc biệt là tình trạng viêm mạn tính có thể bùng phát ngoài tầm kiểm soát.
Ăn uống lành mạnh không giải quyết được vấn đề
Thông thường, chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để hạn chế viêm nhiễm, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy cách này không đủ để khống chế tình trạng viêm nếu đang bị căng thẳng.
Một nghiên cứu ở 58 phụ nữ, được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry cho thấy tác động của stress đối với sức khỏe vô cùng kinh khủng, cho dù có thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Theo nghiên cứu này, những phụ nữ bị căng thẳng thường có mức độ viêm nhiễm tăng cao bất kể ăn những thực phẩm tốt.
Ngoài ra, những phụ nữ có tiền sử bệnh trầm cảm cũng có mức huyết áp cao hơn sau bữa ăn so với phụ nữ không có tiền sử trầm cảm.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những căng thẳng hằng ngày có liên quan với những thay đổi trong phản ứng trao đổi chất có thể thúc đẩy bệnh béo phì.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiều người có xu hướng ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh mỗi khi bị stress. Chính điều này làm cho tình hình thêm tồi tệ. Ví dụ, trong một nhóm phụ nữ bị stress kinh niên, việc ăn các thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh và đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, như khiến vòng 2 lớn hơn, mỡ bụng tăng lên cũng như gây thiệt hại cho quá trình oxy hóa, TS Kirstin Aschbacher - Phó giáo sư khoa tâm thần học tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) - tác giả chính nghiên cứu, cho biết.
Nhiều người nghĩ rằng một lượng calo là một lượng calo, nhưng nghiên cứu này phát hiện khi hai phụ nữ ăn cùng một khẩu phần thức ăn như nhau sẽ có những phản ứng trao đổi chất khác nhau dựa trên mức độ căng thẳng.
Tại sao căng thẳng có hại cho sức khỏe?
Stress được biết đến là tác nhân kích hoạt hệ thống viêm cấp thấp, và thực tế là trạng thái cảm xúc tiêu cực này có thể chống lại một số tác dụng có lợi của việc ăn uống lành mạnh.
Theo nhà thần kinh học Robert Sapolsky tại Mỹ, căng thẳng ảnh hưởng hầu như toàn bộ cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chức năng tình dục, vô sinh, kinh nguyệt không đều, cảm lạnh thường xuyên, mất ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, mất trí nhớ, thay đổi khẩu vị, các vấn đề tiêu hóa… Đặc biệt, căng thẳng tác động mạnh đến đường ruột, ảnh hưởng đến sự chuyển động và co thắt đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm oxy của đường ruột, giảm trao đổi chất, giảm lượng enzyme trong ruột, từ đ1o làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
Về lâu dài, viêm phá vỡ các hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, và được liên kết với nguy cơ trầm cảm.
Bình luận (0)