[VIDEO] Chồng đánh vợ dã man: Vợ Việt Nam quá cam chịu

29/03/2016 13:19 GMT+7

Sau khi báo Thanh Niên đăng Video: Chồng đánh vợ dã man: Phải bị xử lý thích đáng nhiều bạn đọc bày tỏ sự phẫn nộ đối với người đàn ông, đưa ra nhiều đòi hỏi xử phạt nghiêm minh, tuy nhiên cũng không ít ái ngại cho sự nhu nhược của người vợ.

Sau khi báo Thanh Niên đăng Video: Chồng đánh vợ dã man: Phải bị xử lý thích đáng nhiều bạn đọc bày tỏ sự phẫn nộ đối với người đàn ông, đưa ra nhiều đòi hỏi xử phạt nghiêm minh, tuy nhiên cũng không ít ái ngại cho sự nhu nhược của người vợ.

Cảnh người đàn ông được cho là chồng đánh vợ dã man trong clipCảnh người đàn ông được cho là chồng đánh vợ dã man trong clip
Cần xử nghiêm như phương Tây
Phần đông cho rằng luật VN hiện nay còn quá mỏng đối với tình trạng bạo hành gia đình, hình thức phạt tiền là không đủ mạnh và nguy cơ tái phạm rất cao.
Bạn đọc Hoa Huỳnh (Hà Nội) nhận định: “Theo luật, nếu có xử lý thì cũng chỉ phạt tối đa 2.000.000 đồng, vậy luật có tính răn đe? Có bảo vệ được ai không? Là người dưng nhưng khi xem clip mà đau thắt cả lòng, tại sao người ta quá nhẫn tâm như vậy? Nếu ở Mỹ thì sẽ bị cộng đủ thứ tội, ít nhất cũng lãnh 20 năm tù, bồi thường hàng triệu đô, sau khi mãn hạn tù còn bị đeo còng điện tử để cảnh sát theo dõi 24/24 (có gắn chíp định vị GPS), bị cách ly có giới hạn (như không được tới gần người bị đánh trong khoảng cách bao nhiêu mét, không được ra khỏi nhà sau 9 giờ tối”.
VIDEO: Người đàn ông được cho là chồng đánh vợ dã man (Khuyến cáo bạn đọc, video có hình ảnh bạo lực)
Đồng quan điểm, bạn Huy Quân thêm: “Tôi thấy ở Úc cũng phạt tù nặng giống ở Mỹ, phải đeo chip điện tử để theo dõi, phải lao động công ích..., tương tự như điều bạn nói ở Mỹ. Đồng thời có chiến dịch giáo dục tuyên truyền ngăn ngừa bạo lực gia đình từ trường học ra ngoài xã hội để mọi người ý thức cho rõ. Các tổ chức xã hội, nhất là tổ chức hội phụ nữ sẽ là người trợ giúp pháp lý và bảo vệ cho người phụ nữ bị xâm hại”.

Phạt tiền là thấy nhảm nhất! Chồng đánh vợ mình xong đóng phạt cho nhà nước? Vậy người vợ được gì? Được bị đánh, được mất tiền hả? Còn phạt tù nếu gia đình khó khăn, chồng là lao động chính thì ai đi làm? Nên chỉnh sửa luật sao cho hợp lý,ví dụ cho người vi phạm lao động công ích hay bắt phải xin lỗi trước toàn xóm, đánh vào tâm lý bị nhục nhã là tốt nhất.

Bạn Bao Luc bình luận

Phân tích về biện pháp phạt tiền, bạn Bao Luc (TPHCM) phản đối: “Phạt tiền là thấy nhảm nhất! Chồng đánh vợ mình xong đóng phạt cho nhà nước? Vậy người vợ được gì? Được bị đánh, được mất tiền hả? Còn phạt tù nếu gia đình khó khăn, chồng là lao động chính thì ai đi làm? Nên chỉnh sửa luật sao cho hợp lý,ví dụ cho người vi phạm lao động công ích hay bắt phải xin lỗi trước toàn xóm, đánh vào tâm lý bị nhục nhã là tốt nhất”.
“Tôi đã xem băng video, thật là ngoài trí tưởng tượng! Bạo hành thế này, theo tôi biết là ở Đức, thứ nhất báo công an tống giam ngay, thứ hai là tù mọt gông (giam nhiều năm) và nhà nước sẽ có biện pháp bảo vệ người phụ nữ như bố trí nhà bí mật, cấm người đàn ông quay về nhà (nếu không bị bắt giam)” , một bạn đọc bổ sung.
“Thế này thì không ổn rồi, vì thế này thì đại gia đánh vợ đánh con thoải mái, và phi lý là con hay vợ bị đánh không được đền bù mà tiền lại chui vào ngân sách nhà nước (nhà nước được lợi). Còn rõ ràng đây lại là một điểm khác biệt so thế giới, và cũng lại không đáp ứng Hiến pháp là phải bảo vệ được người dân. Tham khảo nước ngoài cách đây vài năm: ở Đức có một ông bố dùng đũa nấu đánh con nhằm dạy dỗ theo kiểu Việt Nam, để lại vết lằn trên người đứa trẻ (đánh vào mông), không bị gia đình tố cáo mà cô giáo dạy thể dục phát hiện, báo ngay cho Phòng thanh niên và công an. Khi ra tòa ông bố vẫn tự tin cho là mình làm như thế để giáo dục con và mình có quyền. Nhưng quan tòa đã lập tức nghiêm giọng: “Ông không có quyền đó!” và sau đó tuyên án ông bố Việt Nam bị phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo”,  bạn Nguyễn Hoàng Hải (Hà Nội) thêm.
Ngoài ra, một số bạn đọc nữ cũng không giấu được sự bất bình: “Các nhà chức năng cần vào cuộc, anh ta có quyền gì mà đánh đập người dã man như thế, nhất là người ấy lại là vợ, truy cứu cả người quay video, chứng kiến cảnh ấy mà lạnh lùng quay, không hề có động thái can ngăn. Loại chồng ấy tôi i*** vào ba bãi, thà ế còn hơn, bỏ nhanh đi em gái ạ, em mà sống với nó nữa thì nhất định có ngày sẽ chết dưới tay nó” bạn đọc Thúy (TPHCM) bức xúc.
Một cảnh bạo lực gia đình do diễn viên dựng lại - Ảnh: Ngọc Quý Hà
“Bắt bỏ tù thằng đàn ông tàn bạo này ngay. Bắt luôn kẻ vô cảm ngồi quay video và cũng đừng bỏ sót con đàn bà ngu ngốc để cho kẻ không phải là cha mẹ đánh một cách tàn bạo như vậy”, bạn Mua Thu nói.
“Báo đăng quá trời luật, nghị định này nọ vậy chứ quan trọng có ai xử không”, bạn NTH lo lắng.
Người vợ cần lên tiếng
Nhận định chung vẫn cho rằng, phụ nữ VN còn quá cam chịu, chỉ vì sĩ diện mà giữ kín bí mật, càng làm cho kẻ bạo hành gia tăng vũ lực.
Cần điều tra tới nơi
Nhiều độc giả ủng hộ mạnh mẽ việc cần trừng trị tới nơi người chồng bạo hành: “Báo Thanh Niên ơi, làm ơn giúp cô gái này. Nhà báo đưa vụ này cho công an điều tra xem người chồng này đang ở đâu. Tôi không dám coi hết, chồng gì mà ác quá”, độc giả Kaori Suzuki lên tiếng.
“Ủng hộ tòa soạn Thanh Niên đã làm làm một nghĩa cử cao đẹp, thằng nầy lẫn thằng quay clip vào nghỉ mát để dân trong tù mát xa cho nó”, độc giả Van Vo hưởng ứng.

“Bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Nhưng đáng tiếc một số phụ nữ cam chịu, bị đánh đập thường xuyên, nhưng không bỏ chồng được. Trong khi đó sẵn sàng bỏ cha mẹ mình”, độc giả Cảnh Lê Tấn nhận định.
“Ngẫm sự đời nhiều khi không hiểu nổi. Có nhiều phụ nữ bị chồng bạo hành, đánh đập như ch*** nhưng khi chính quyền mời lên làm việc thì một mực bảo là không có gì! Rồi tìm mọi cách bao che cho những thằng đàn ông khốn nạn đó. Kiểu như không thể rời bỏ được "củ sâm ngàn năm " vậy. Các bạn đừng vội trách chính quyền, đôi khi không thể truy cứu trách nhiệm được là vì vậy”, bạn Phúc Lộc Thọ đồng tình.
“Việt Nam nhiều thành phần đánh vợ còn dã man hơn thế nữa. Nhưng pháp luật chưa trừng phạt thích đáng nên loại đàn ông hèn này ngày một gia tăng vì chúng nó thể hiện chiến tích đánh vợ với nhau, nên phụ nữ Việt Nam mãi sống trong địa ngục trần gian của hôn nhân”, chị Võ Thị Ngọc Bích cảnh tỉnh.
“Cứ 1, 2 ngày lại có video về cảnh bạo hành, có vẻ như tạo ra tác dụng ngược, xem mãi tạo cho người xem cảm giác nhàm chán, vì chả thấy ai đứng ra giải quyết ,làm tăng sự vô cảm nơi người xem, bằng chứng là thằng quay vẫn đứng quay tỉnh bơ, và tung lên FB như một chiến tích, còn người phụ nữ người ta chỉ thấy thương hại vì quá nhu nhược, khi bị đánh chỉ biết cầu xin, van lạy để khỏi bị đánh mà thôi”, bạn Van B Nguyen thất vọng.
Bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Nhưng đáng tiếc một số phụ nữ cam chịu, bị đánh đập thường xuyên, nhưng không bỏ chồng được. Trong khi đó sẵn sàng bỏ cha mẹ mình.
Độc giả Cảnh Lê Tấn nhận định
“Người miền trong thật nhẹ nhàng Nguyễn Bình Minh ạ. Dù bị đánh như thế mà vẫn anh anh, em em ngọt sớt. Anh không thương em thì thôi chứ đừng đánh e. Hix” độc giả Mai Mac thương cảm.
Cạnh đó, một vài độc giả cũng cố gắng đưa ra giải pháp cho người vợ: mong rằng những người phụ nữ Việt Nam đều rủ nhau phản đối với Video này để những người bị chồng bạo hành đỡ khổ, bạn Ly Ly Hoang đề xuất.
Bây giờ, chị em phụ nữ nên kiếm chút võ phòng thân là chắc hơn hết, gặp thằng chồng như thế này thì đánh lại luôn cho biết (Mai Van Tuan). Hoan hô chính quyền VN . Có ra pháp luật trừng trị đàn ông, đánh đàn bà. Việt nam ơi! Có thế mới tiến bộ, VN ơi là VN, bạn Ngu Anh Wunderba đề nghị.
“Có cô kia vì gia đình chuyển tới một nơi hơi xa trung tâm thành phố nên cô ấy đi học võ để phòng thân khi đi làm về khuya. Sau khi kết hôn, chồng cổ cũng đánh cổ vài lần, nhưng cổ vẫn nhịn. Một lần nọ chồng tiếp tục đánh nữa, nên cổ nói với chồng là: Em có võ đó, em chỉ nhịn anh lần này nữa thôi, lần sau thì anh sẽ biết tay em. Từ đó về sau ông chồng không dám đánh nữa, mà khi có chuyện gì thì ông chồng cũng đều ngồi lại nói chuyện với vợ rất đàng hoàng tử tế”, độc giả Mỹ tại TPHCM hiến kế.
Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.