Việt kiều Mỹ đủ mối lo từ những cuộc biểu tình sau kết quả bầu Tổng thống Mỹ

18/11/2020 09:35 GMT+7

Tưởng sau khi bẩu cử Tổng Thống Mỹ, các cuộc biểu tình sẽ chấm dứt. Nhưng không! Các cuộc biểu tình ở Washington DC và New York vẫn tràn ngập từ cuối tuần trước. Nhìn dòng người biểu tình mà các Việt kiều Mỹ vẫn lo canh cánh.

TP New York

Ở New York đến năm thứ 3, tôi nhận thấy đi biểu tình ở thành phố này như là một sinh hoạt quen thuộc, thường xuyên.
Cuối tuần qua cũng không ngoại lệ, hằng trăm thậm chí hàng ngàn người đổ ra biểu tình ở Manhattan. Hình như nắng đẹp, thời tiết ấm cộng với cuối tuần làm mọi người quyết định vừa đi chơi vừa kết hợp biểu tình. Biểu tình cứ như là lễ hội đường phố! Từ đó mất đi ý nghĩa quan trọng là thể hiện nhân quyền và dân quyền.
Các em học sinh trường đại học Brooklyn tôi tíu tít gửi hình ảnh và video của họ cũng như cộng đồng đi biểu tình chống lực lượng cảnh sát và ăn mừng lật đổ Tổng Thống Trump.

Washington D.C.

Có vài em học sinh mà tôi biết đặc biệt là ở khu Do Thái vốn dĩ đã chán ghét cảnh đóng cửa và bạo loạn của Thành Phố New York quê hương họ dưới sự lãnh đạo của Thị Trường Thành Phố ông De Blasio (Đảng Dân Chủ) nên ngấm ngầm ủng hộ Tổng Thống Trump.
Một vài em còn tranh thủ lớp học trực tuyến để cuối tuần này để xuống biểu tình ở thủ đô Wasington D.C., phản đối kết quả bỏ phiếu ông Biden thắng.
Hôm nay D.C. cũng có hàng ngàn người đi biểu tình ủng hộ ông Trump.
Các phương tiện báo chỉ ủng hộ ông Trump hoặc ông Biden chĩa mũi dùi vào nhau để kích động dân chúng. Trong khi ông Trump vẫn khăng khăng là “bầu cử có gian lận” thì ông Biden đang hối hả thành lập ban nội các. Ai cũng nói từ đây đến tháng 1 năm sau (ngày nhận chức của Tổng Thống mới) có nhiều kịch bản với những pha “bẻ lái cua gấp” bất ngờ.
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình

Tâm trạng bất an

Hôm thứ 5 vừa qua (12.11) tôi có ghé tiệm nail Beauty gần nhà ở Brooklyn, New York, Mấy cô thợ nail cũng rôm rả bàn tán kết quả bầu cử.
Cô Hoa (65 tuổi) cao giọng: “ Ông Biden hứa là sẽ đóng cửa cả nước từ 4 đến 6 tuần mà vẫn cho hưởng 100% lương. Hổng phải lương thất nghiệp đâu nha!... Nhưng mà như vậy thì tiền đâu chính phủ trả nổi. Ngân sách chính phủ giờ nợ đầm đìa rồi... Ông Biden hứa như vậy mà không biết sao.”
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Cô Cherry Đào (46 tuổi) vừa làm móng vừa tỉ tê với khách: “Mấy nay coi ti vi nói dịch bệnh bùng phát lần nữa. Sợ phải đóng cửa lại theo lệnh của Thành Phố”. Cô chép miệng, “Mới mở cửa được mấy ngày sợ phải đóng lại.”
Rồi cô nhìn xa xôi, “Tui có 5 đứa con, năm nay đứa nào cũng bị giảm lương hoặc bị thất nghiệp. Chuẩn bị lễ (Lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh) tui nói nó đừng cho má tiền nữa. Tui có một mình, già rồi, xài đâu bao nhiêu. Tụi nó còn phải nuôi mấy đứa nhỏ đang đi học, Mà tụi nó có cho tui tui cũng cho lại mấy đứa cháu à”.
Cô Mai (58 tuổi) tham gia bàn tán: “Tui ai cũng được. Giờ ông Biden thắng rồi mà. Vậy cũng không “fair” (công bằng) cho ông Trump vì ổng xui gặp dịch bệnh. Trước khi bệnh kinh tế lên lắm. Tui nghĩ đáng lẽ nên cho ổng 2 nhiệm kỳ là 8 năm như những ông khác thì mới thấy được kết quả cùng những chính sách của ổng. 4 năm ngắn quá đâu có kịp làm gì.”
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Cô Nhi (52 tuổi), chủ tiệm nail, dè chừng hơn khi đụng chạm đến vấn đề chính trị: “Mình là người nhập cư. Không tham gia vào chính trị Mỹ. Ông nào cũng được.” Trước khi đi xuống nhà bếp, chị ngoái lại: “Mình chỉ mong Tổng Thống Mỹ luôn quan tâm đến biển Đông và Việt Nam". Đó là cũng điều mà tất cả Việt kiều ở Mỹ luôn đau đầu.
Anh Vincent Nguyễn (33 tuổi, Brooklyn, độc thân, đứng tên 2 căn nhà) trầm ngâm, “tui lo ông Biden 78 tuổi rồi nên tương lai có thể trao quyền cho bà Kamala luôn...”.
Từ Brooklyn tôi gọi điện hỏi thăm bà con, bạn bè ở mấy tiểu bang khác như Texas, Georgia, Cali, Pennsylvania sau ngày bầu cử, tất cả chúng ta đều trung tâm trạng hoang mang.
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Ông Quý Đỗ (76 tuổi, Nam Cali) cho biết: “Chính sách bà Kamala quá nghiêng về “cánh tả”, “sưu cao thuế nặng”.
Ông Dương Nguyễn (80 tuổi, Atlanta), ông Quang Phan (61 tuổi, Houston), ông bà Thành Trần (78 & 61 tuổi, Houston) thì mấy ngày nay theo dõi tin tức kiện tụng của ông Trump và khấp khởi hi vọng “lật được ván cờ”. Ông Thành Trần nói: “Còn mấy tháng nữa mới đến tháng 1 mà, biết đâu...”
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình

Tiệm làm đẹp và tiệm ăn của người Việt

Thật ra với chính sách thuế của TT Cộng Hoà hay TT Dân Chủ cũng không quá ảnh hưởng đến các chủ tiệm nails, tiệm làm đẹp và tiệm ăn của người Việt tại đây vì phần lớn chúng ta có chế độ chỉ nhận tiền mặt (cash only) để han che thuế.
Anh Nam, chủ một quán ăn Việt ở khu phố Tàu Philadelphia (bang Pensylvania) chỉ tay vào cái cây ATM ngay gần lối ra vào của quán cười nói: “Ở đây tiệm nào cũng có cây ATM này. Khách không đem tiền mặt thì ra đó rút (tác giả chú thích, chỉ phải trả một khoản phí nhỏ 2 - 3USD/1 lần) rồi quay vô đây trả. Tiện lắm.”
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Mấy tiệm làm đẹp có khách quen thì cho chuyển qua ứng dụng chuyển tiền điện thoại mà không tốn phí như Zelle hay Venmo. Vậy là xong! Không cần khai thuế gì vào cuối năm với sở thuế Mỹ (IRS) nên “tụi tui không quan tâm mấy đến chính sách thuế của Tổng Thống mới. Chính sách với Biển Đông và Việt Nam mới là lý do tui ủng hộ ông Trump.”
Các em Việt Kiều đang tuổi ăn tuổi học thì rất thích chính sách ông Biden vì “ổng hứa sẽ miễn phí ít nhất 2 năm Đại Học.”
Em Jenny Trần (21 tuổi, Đại Học Brooklyn) hồ hởi khoe với tôi chiếc giỏ sách Channel mới cứng màu xanh nhạt thời thượng: “ Cô ơi em được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp vừa rồi đó. Mà có nhiều người còn nhận cao hơn em. Ông Biden chắc còn cho nhiều hơn nữa.”
Em Janet Nguyễn (23 tuổi, Houston), “Em nghỉ học 3 năm nay rồi. Nhưng mà vậy hoá ra may. Ông Biden lên chắc em được miễn phí học luôn. Đợi năm sau đi học lại.
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình

Quan điểm của tôi

Là một giảng viên kinh tế tại một đại học công lập lớn trên đất Mỹ, thu nhập của tôi cũng được “6 chữ số”. Mục thuế liên bang, thuế bang, thuế thành phố ở New York cộng lại rất cao, nên sau khi trả thuế thì số tiền tôi nhận được chính thức bị giảm đi đáng kể.
Với mức lương cao, giới trí thức như giáo sư, bác sĩ, luật sư, phải trải qua chặng đường học tập rất nhiều năm, có người nợ đến nửa triệu đến 1 triệu đô tiền vay học phí, ra trường cố gắng kiếm việc làm lương cao để trả nợ dần dần và bo cái công học tập vất vả hơn chục năm.
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Nếu chính sách thuế của Tổng Thống mới cao hơn thì thật là kho cho giới trung lưu chúng tôi lắm!
Chị Kelly Nguyễn (45 tuổi, giáo sư ngành xây dựng, đại học nam Texas) nói: “Sau thuế thì không còn bao nhiêu. Trong khi hôm trước vừa thấy bà hàng xóm ở nhà nuôi 6 đứa con mà tiền thất nghiệp còn cao gần bằng mình nhận được mỗi tháng. Nên vậy cũng chẳng cố gắng “làm sống làm chết” để lên lương... Lên không bao nhiêu lại vô khoản thuế hết!”
Năm 2020, nước Mỹ ngập chìm trong các cuộc biểu tình
Tối qua, cô em họ tôi từ London gọi sang tỉ tê:” Bên này không ai làm việc nhiều giờ hết chị ạ. Một là giàu khủng khiếp luôn… Không thì cứ thư thả qua ngày… Thuế cao quá... Bác sĩ toàn từ nước ngoài sang chứ dân Anh không nhiều người muốn học thêm chục năm mà lương không đáng với công sức…”
Tôi và các đồng nghiệp đều đang chờ đợi chính sách của Tổng Thống năm sau!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.