Vụ ly hôn nhà 'vua cà phê': 'Án phí không thể bảo đọc sai rồi đọc lại!'

29/03/2019 10:20 GMT+7

Bản đọc của chủ tọa có thể được luật sư, đương sự và những người tham dự ghi âm lại nên việc sửa chữa không qua HĐXX là không đúng thủ tục tố tụng, có khả năng bị hủy án do vi phạm tố tụng trong tuyên án.

Án phí là gì?

Án phí là một khoản tiền mà các đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi yêu cầu tòa án xét xử một vấn đề nào đó nhằm bù đắp một phần kinh phí xét xử và cũng là biện pháp để các bên cân nhắc có nên khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết hay chọn con đường tự hòa giải bởi bên thua kiện phải bị tuyên đóng án phí theo quy định của pháp luật.
VIDEO: Đọc nhầm mức án phí vụ ly hôn của vợ chồng "Vua cà phê" Trung Nguyên
Án phí hiện hành được tính theo Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định các trường hợp phải nộp án phí, các trường hợp miễn, giảm, khiếu nại, kiểm sát việc thu, nộp án phí, lệ phí của tòa án.
Theo đó, án phí được tính theo vụ án dân sự có giá ngạch và không có giá ngạch. Đối với vụ án dân sự không có giá ngạch như kiện đòi tài sản, kiện ly hôn không có tranh chấp tài sản thì mức thu chỉ 300.000 đồng/vụ.
Đối với tranh chấp tài sản có giá ngạch như tranh chấp tài sản khi ly hôn, tranh chấp quyền sử dụng đất… thì mức thu án phí cao nhất 112.000.000 đồng + 0,1% phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Đọc sai án phí thì sao?

Như vậy, đối chiếu với vụ án ly hôn tranh chấp tài sản của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thì thấy lẽ ra TAND TP.HCM chỉ tính hơn 8 tỷ đồng mà thôi, đằng này tòa tuyên con số hơn 80 tỷ đồng là không chính xác.
Mặc dù vị chủ tọa phiên tòa trả lời báo chí là do đọc sai sót, nhưng khi ra án văn sẽ chỉnh sửa lại là càng vi phạm tố tụng hơn là ra thông báo sửa chữa. Nói vậy là bởi vì khi án đã tuyên là phải chính xác với án văn sau này, Tòa án đã tuyên công khai là phải chính xác chứ không thể bảo là “đọc sai” giờ “đọc lại” là vi phạm tố tụng. 
Thật ra, câu chuyện tòa tính án phí không đúng quy định cũng có xảy ra trong thực tiễn. Các con số sai sót này sau đó đều được cấp phúc thẩm rút kinh nghiệm, sửa chửa bổ sung kịp thời dù cho các đương sự không kháng cáo. Cá biệt có trường hợp tính nhầm án phí bị Chánh án TAND tối cao và Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
Theo một hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, khi có sai sót về con số hay lỗi chính tả, sau khi tuyên án, HĐXX vẫn có thể ra thông báo sửa chữa bản án và thông báo này được xem là một phần bản án, được cơ quan thi hành án xem xét ra các quyết định thi hành án.
Chủ tọa phiên tòa ly hôn của vợ chồng 'vua cà phê' Ngọc Dương
Nếu trong trường hợp tòa không ra thông báo, cả ông Vũ và bà Thảo cũng có quyền kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án hay chỉ kháng cáo phần án phí trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM và Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM cũng có quyền ra kháng nghị bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM về toàn bộ nội dung vụ án hay chỉ phần án phí mà thôi.
Mặc dù vị chủ tọa phiên tòa trả lời báo chí là do đọc sai sót, nhưng khi ra án văn sẽ chỉnh sửa lại là càng vi phạm tố tụng hơn là ra thông báo sửa chữa. Nói vậy là bởi vì khi án đã tuyên là phải chính xác với án văn sau này, tòa án đã tuyên công khai là phải chính xác chứ không thể bảo là “đọc sai” giờ “đọc lại” là vi phạm tố tụng.
Hơn nữa, bản đọc của vị chủ tọa có thể được luật sư, các đương sự và những người tham dự phiên tòa đã ghi âm lại nên việc sửa chữa không qua HĐXX là không đúng thủ tục tố tụng và có khả năng bị hủy án do vi phạm tố tụng trong tuyên án.
Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án (Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
2. Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.