Sống cảnh màn trời chiếu đất
Người dân thôn 5 (xã Trà Bui, H.Bắc Trà My, Quảng Nam) vẫn nhớ như in tiếng nổ lớn kinh hoàng vào đúng 12 giờ trưa 5.11khiến toàn bộ ngọn đồi phía sau khu dân cư bất ngờ đổ ập xuống, biến những ngôi nhà phía dưới thành đống đổ nát chỉ trong ít phút. Mọi người chỉ biết kéo nhau chạy, bỏ lại sau lưng toàn bộ của cải, lương thực, nơi mà họ luôn nghĩ rằng chẳng bao giờ xảy ra sạt lở.
tin liên quan
Người con ở Sài Gòn bán tôm hùm giá rẻ giúp cha mẹ 'vớt vốn' sau bão
|
Toàn bộ hơn 60 mạng người thoát chết trong gang tấc. Anh Nguyễn Văn Thiên (32 tuổi), nhớ lại hôm ấy, anh cùng vợ con đang nằm ngủ trong nhà, thì nghe tiếng đập cửa kêu có sạt lở núi, nghe vậy anh nắm tay vợ rồi ôm con chạy ra ngoài. Vừa bước ra khỏi cửa chưa đầy một phút, nhìn lại thì thấy nhà mình đã bị vùi lấp dưới hàng tấn đất đá.
“Mọi thứ diễn ra quá nhanh, khiến chúng tôi không kịp trở tay. Còn giữ được mạng sống là may mắn lắm rồi. Mất nhà, giờ chỉ còn sống trong cảnh màn trời chiếu đất thôi. Khổ lắm trời ơi…!” Thiên kêu lên.
Anh Thiên bảo sáng 7.11, thấy trời tạnh mưa, nhiều người trong làng quay trở về nhà với hy vọng tìm kiếm chút gì đó còn sót lại dưới đống đổ nát. Thế nhưng vừa về đến cũng là lúc có tiếng nổ lớn tiếp tục phát ra, người dân lại tay bồng tay bế ôm con chạy trong vô thức ra khỏi vùng sạt lở.
|
“Bữa ăn chỉ là những gói mì để cầm hơi. Nhà cửa, tài sản theo bùn đất trôi ra sông. Giờ phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, là những gì mà hơn 60 con người phải gánh chịu sau trận lở núi kinh hoàng vào trưa 5.11”, Thiên lau vội những giọt nước mắt nói.
Bế đứa con trai 2 tuổi trên tay, bà Hồ Thị Phái (45 tuổi), vừa khóc, vừa mếu máo nói: "Tui sống ở đây hơn 20 năm, chưa bao giờ nghĩ lại có cảnh sạt lở kinh hoàng như thế này. Nhưng không ngờ...”, bà Phái buồn bã nói chưa dứt câu.
tin liên quan
Cô dâu trẻ bị lũ cuốn ngày sắp cưới: Nước mắt đại tang giữa quê nghèoChìm trong khốn khó
Mưa lớn kéo dài, tuyến đường “độc đạo” nối xã Trà Bui với bên ngoài đã bị sạt lở gần 20 điểm khiến giao thông ách tắc. Xã Trà Bui theo đó cũng bị cô lập hoàn toàn. Vì vậy, muốn vào xã chỉ còn cách đi đò qua lòng hồ của đập phụ thủy điện Sông Tranh 2.
|
Có mặt tại khu vực xảy ra sạt lở, chúng tôi thấy nó như một bãi chiến trường. Nhiều đồ dùng trong gia đình bị vùi lấp, nằm ngổn ngang, các tấm tôn nằm rải rác trơ trọi cùng với những cây gỗ lớn. Từ một khu vực bằng phẳng, người dân dựng nhà để ở, chỉ sau một tiếng nổ lớn đã trở thành một bãi bùn lầy.
Thấy người lạ đến, hàng trăm người dân đổ ra vây kín. Họ không kể khổ, chỉ có đứng sát vào nhau, như thể chia hơi ấm trong những bộ quần áo ướt nhèm.
“Nhà có hơn 10 con heo, mấy chục bao lúa. Góp nhặt mãi được chừng ấy, nhưng nay đã nằm ở dưới đó mất rồi. Sau này, hết lũ rồi cũng chẳng biết lấy gì mà ăn”, ông Hồ Văn Hùng (35 tuổi), một trong những người có nhà bị cuốn trôi nói như khóc.
Họ không tin chuyện đó đã xảy ra. Những tài sản quý giá nhất mà họ dành dụm được chốc lát đã chôn vùi xuống lòng hồ. Giọng bà Hồ Thị Hồng đã "ướt nhèm": “Sau tiếng nổ lớn như “bom”, mọi gia tài dành dụm được mấy mươi năm nay giờ đã theo bùn đất trôi ra lòng hồ Sông Tranh 2. Chúng tôi mất hết tất cả rồi…!", bà Hồng khóc lóc nói.
Bà Hồng bùi ngùi nói thêm, khó khăn đang bủa vây tất cả người dân nơi đây: “Giờ không có nhà ở, không gạo ăn. Mấy hôm rồi chỉ có mỗi bộ quần áo trên người, chỉ có gói mì ăn tạm qua ngày”.
Sau khi thôn 5, xảy ra chuyện, những tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất vẫn tiếp tục. Xã đã tiến hành di dời luôn cả thôn 6, và thôn 5 về ở chung với thôn 4. Tổng cộng, có hơn 300 người đang nương tựa vào nhau qua từng ngày.
tin liên quan
Sạt lở núi kinh hoàng ở Bắc Trà My: 'Đau lắm các anh ơi…!'
Bình luận (0)