Thị trường internt, dịch vụ đám mây ở châu Phi đang phát triển nhanh |
afp |
Trong chuyến công du mới đây đến châu Phi, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố việc cấp vốn cho tuyến cáp quang đáy biển sẽ kết nối châu lục này với phần còn lại của thế giới.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng lên về việc kiểm soát hạ tầng liên lạc trọng yếu và Mỹ cảnh báo thế giới về khả năng Trung Quốc thống trị lĩnh vực kỹ thuật số kèm lo ngại gián điệp.
Kết nối xuyên châu lục
Theo South China Morning Post, tuyến cáp quang dự kiến của Mỹ sẽ trải dài 17.000 km từ Đông Nam Á, đi qua Trung Đông, Sừng châu Phi và châu Âu, giúp cung cấp dịch vụ intenet tốc độ cao đến khoảng 12 quốc gia tại các châu lục.
Công ty viễn thông SubCom (Mỹ) đã thắng hợp đồng trị giá 600 triệu USD dưới sáng kiến Đối tác vì Hạ tầng toàn cầu (PGII) do Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 công bố hồi tháng 6 nhằm đối trọng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du đến Nam Phi hôm 9.8 |
reuter |
Tuyến cáp quang biển Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu 6 (SEA-ME-WE 6) là một trong những dự án đầu tàu trong PGII, sáng kiến với mục tiêu vận động thêm 200 tỉ USD nữa trong 5 năm tới.
“Sau cùng, chúng ta đã thấy hậu quả khi các thỏa thuận hạ tầng quốc tế lệch lạc và cưỡng ép, khi chúng được xây dựng kém hoặc hủy hoại môi trường, đưa các công nhân đến hoặc lạm dụng họ, hoặc khiến các nước mang gánh nặng nợ”, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu dường như ám chỉ BRI.
“Điều đó cho thấy tính chất rất quan trọng khi các nước có những lựa chọn, có thể cân nhắc minh bạch và bao hàm cộng đồng địa phương mà không có áp lực hay sự cưỡng ép”, ông phát biểu tại Pretoria (Nam Phi) hôm 8.8 trong chuyến công du châu phi từ 7-12.8.
Cạnh tranh Trung Quốc
Trung Quốc đã triển khai những dự án hạ tầng lớn khắp châu Phi dưới sáng kiến đa quốc gia và bác bỏ cáo buộc tạo bẫy nợ với những khoản vay các nước không đủ khả năng chi trả.
Dự án SEA-ME-WE 6 của Mỹ hậu thuẫn được xem là “đòn đáp trả” tuyến cáp quang 15.000 km do Trung Quốc tài trợ kết nối Pakistan, Đông Phi kết nối châu Âu (Peace) đi qua Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, thuộc sáng kiến Con đường Tơ lụa kỹ thuật số trong BRI.
Thông qua Huawei và các công ty nội địa khác, Trung Quốc đã tài trợ và hình thành hạ tầng công nghệ thông tin và liên lạc đồ sộ khắp châu Phi khiến Mỹ lo ngại.
Mỹ từ lâu đã lo ngại về an ninh liên quan vị thế vượt trội ngày càng nhiều của các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE trong việc cung cấp công nghệ kết nối tại châu Phi.
Dưới sáng kiến PGII, G7 đang hy vọng sẽ thúc đẩy các công ty viễn thông mở rộng sang thị trường châu Phi vốn đang bùng nổ.
Theo gương Mỹ và Anh, Thụy Điển cấm Huawei phát triển mạng 5G |
Huawei đã hoàn thành hoặc đang xây những trung tâm dữ liệu nhiều tỉ USD và dịch vụ đám mây tại nhiều nước châu Phi như Zimbabwe, Senegal, Zambia, Togo, Tanzania, Mozambique, Mali và Madagascar.
Huawei đang đầu tư vào mạng 5G tại châu Phi, trong khi hạ tầng 4G tại châu lục này phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của công ty Trung Quốc.
Mỹ đã và đang kêu gọi các nước châu Phi tránh sử dụng công nghệ Trung Quốc. Tại Angola, Mỹ đang tài trợ việc mở rộng khả năng tiếp cận mạng 5G với “những bộ phận công nghệ đáng tin cậy”.
Theo chuyên gia Eyck Freymann, giám đốc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của công ty tư vấn kinh tế vĩ mô Greenmantle (Anh), cạnh tranh địa kinh tế ở châu Phi đang nhanh chóng tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin (IT).
“Chính phủ Mỹ rõ ràng đã nhận thấy việc phải làm nhiều hơn nhằm cạnh tranh Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ ở châu Phi. Trong khi không thể cạnh tranh về từng đồng đầu tư, Washington sẽ nhắm đến một số dự án lớn để hỗ trợ”, ông nhận định.
Bình luận (0)