Đón năm mới với những thói quen lành mạnh

16/01/2015 11:06 GMT+7

(TNO) Thật khó để thay đổi thói quen “xấu” trong những ngày nghỉ, nhưng nếu làm được, bạn sẽ có cảm giác khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng để đón chào năm mới.

(TNO) Thật khó để thay đổi thói quen “xấu” trong những ngày nghỉ, nhưng nếu làm được, bạn sẽ có cảm giác khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng để đón chào năm mới.

Muối được biết đến là thủ phạm gây ra hàng loạt các vấn đề cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Ngừng uống calo. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các đồ uống chứa calo từ chế độ ăn uống. Điều đó có nghĩa nước, trà không đường, và cà phê đen là lựa chọn tốt nhất để thúc đẩy quá trình hydrat hóa. Chúng ta thường tính lượng calo nạp vào cơ thể thông qua thức ăn mà quên đi lượng calo từ một số loại niước uống và điều này chính là thủ phạm dẫn đến tăng cân.
Chú ý bữa ăn nhẹ. Một bữa ăn nhẹ là cầu nối giữa các bữa ăn chính trong ngày. Chọn món có protein nạc cộng với một lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt hoặc chất béo lành mạnh là quyết định đúng đắn cho bữa ăn nhẹ. Nếu bạn có xu hướng tìm các món ăn nhẹ từ các quầy thức ăn nhanh, khả năng cơ thể dung nạp chất béo không lành mạnh, muối và đường là điều chắc chắn xảy ra. Những chất này được biết đến không thật sự tốt cho sức khỏe.
Chọn thực phẩm chưa qua chế biến. Thực hiện khuyến cáo này không khó bởi chỉ cần chọn mua một loạt loại rau cùng với một vài lát cá tươi, hoặc trái cây, vài nắm đậu cùng thịt gà và một ít dầu ô liu là đã có thể có những món ăn tuyệt vời. Lựa chọn thực phẩm chưa qua chế biến càng nhiều càng tốt vì sẽ giúp giảm mức tiêu thụ calo, muối, chất béo không lành mạnh và đường.
Hạn chế muối. Muối được biết đến là thủ phạm gây ra hàng loạt vấn đề cho sức khỏe. Để loại bỏ bớt muối trong chế độ ăn uống nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như xúc xích, thịt heo xông khói, dưa cải muối…
Tránh đường. Béo phì, tiểu đường là những căn bệnh có liên quan đến gia vị ngọt ngào này. Theo HealthCentral, không chỉ gây hại cho sức khỏe thể chất, đường hoặc các hình thức khác của đường như fructose hay fructose corn syrup (HFCS) có thể gây tác động tiêu cực đến não. Đường thường ẩn nấp trong rất nhiều các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày, vì vậy cần tỉnh táo nhận ra sự giấu mặt của nó.
Chế độ ăn nhiều rau củ tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Chọn lọc protein. Cắt giảm thịt đỏ và thực hiện thói quen hạn chế ăn thịt là một trong những cách bảo vệ sức khỏe. Thịt gà hoặc vịt, nên bỏ da vì da chứa rất nhiều chất béo không lành mạnh. Thay vì chọn protein từ thịt, có thể quay sang lựa nguồn protein khác như các loại hạt và hạt, sữa chua, sữa ít chất béo, trứng và lòng trắng trứng, ngũ cốc nguyên hạt.
Dùng rau củ làm nước sốt thay vì mua sẵn. Nước sốt có thể chứa đầy natri, đường, chất béo và chúng ta có xu hướng không quan tâm đến điều đó khi thêm vào món ăn. Để tránh những chất không lành mạnh này vô tình đi vào cơ thể, hãy tự làm nước sốt cho các món ăn yêu thích.
Rau nên có mặt trong mỗi bữa ăn. Rau cần có mặt trong hầu hết các món ăn. Rau là thực phẩm chứa phong phú các chất dinh dưỡng, và màu sắc khác nhau của chúng đại diện cho vô số các dưỡng chất thực vật có lợi. Ngoài ra, chất xơ có nhiều trong rau có thể làm giảm cholesterol, ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa táo bón.
Tráng miệng nên là trái cây. Trái cây nên được ưu tiên làm món tráng miệng sau bữa ăn thay vì các loại bánh ngọt. Táo, lê, dưa hấu là những loại trái cây rất thích hợp để làm món tráng miệng.
Năng vận động. Tập thể dục nên là một phần tất yếu của cuộc sống. Hoạt động thể chất phải được thực hiện đều đặn và thường xuyên như cách mà chúng ta đánh răng mỗi ngày. Nếu muốn giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh, cần phải tập thể dục mỗi ngày.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.