Sự thay đổi ngôn từ nói trên xuất hiện trong phiên bản sửa đổi của một quy định được soạn thảo vào năm 1974, liên quan đến những quy tắc kiểm tra các tàu đi biển. Sự thay đổi này có hiệu lực từ hôm nay 1.8, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Quy định nói trên của Trung Quốc thiết lập cái gọi là “Khu vực điều hướng Hải Nam-Tây Sa” (tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa). Khu vực này có phạm vi giới hạn từ 2 điểm trên đảo Hải Nam đến 3 điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo SCMP.
Một số nhà quan sát cho rằng động thái mới là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh muốn gia tăng kiểm soát vùng biển nói trên. Trong đó, chuyên gia Trương Kiệt tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định thông qua động thái mới, Trung Quốc muốn tăng cường quản lý quần đảo Hoàng Sa bằng cách sử dụng các luật nội địa.
Tương tự, tiến sĩ Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhất trí với nhận định của ông Trương. “Động thái này không gây bất ngờ, đặc biệt sau khi Bắc Kinh thông báo lập quận hành chính đối với Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Koh bình luận, theo SCMP.
Hôm 18.4, Trung Quốc ngang ngược lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Đến ngày 1-5.7, quân đội Trung Quốc ngang nhiên tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Bình luận (0)