(TNO) Dựa vào chu kỳ đèn đỏ đầu tiên của phụ nữ, các bác sĩ có thể dự đoán được nhiều bệnh trong tương lai, tiến sĩ Taraneh Shirazian, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), chia sẻ trên Prevention.
Chu kỳ đèn đỏ đầu tiên càng sớm, nguy cơ mắc nhiều bệnh càng cao - Ảnh minh họa: Shutterstock
|
Bệnh tim
Theo một nghiên cứu mới liên quan đến 1,3 triệu phụ nữ được công bố trên tạp chí Circulation, nữ giới có kinh nguyệt ở tuổi 13 có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp ít hơn.
Ngược lại, những người bắt đầu có kinh nguyệt lúc 10 tuổi hoặc nhỏ hơn (hoặc 17 tuổi trở lên) có nguy cơ cao hơn 27% với bệnh tim, 20% với huyết áp cao và 16% với đột quỵ.
Bệnh tiểu đường loại 2
Những phụ nữ có chu kỳ đèn đỏ trước 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người có kinh nguyệt sau tuổi 12, theo một cuộc khảo sát với khoảng 4.600 phụ nữ trung niên được công bố trong Diabetic Medicine.
Ung thư tuyến giáp
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Epidemiology (Mỹ), các nhà nghiên cứu Pháp đã nghiên cứu 1.200 phụ nữ trẻ cho thấy có 600 người mắc bệnh ung thư tuyến giáp trước 35 tuổi có chu kỳ đèn đỏ đầu tiên sớm hơn so với 600 phụ nữ trẻ khác không mắc bệnh có chu kỳ đèn đỏ trễ hơn.
U não
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện ra rằng những phụ nữ có chu kỳ đèn đỏ đầu tiên sau 17 tuổi có nguy cơ cao phát triển khối u não.
Mật độ xương
Khảo sát của phụ nữ trước và sau mãn kinh cho thấy chu kỳ đèn đỏ đầu tiên sau tuổi 17 trở lên có khối lượng xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Bình luận (0)