Được đến Trường Sa du lịch là ước mơ của mọi công dân Việt Nam và kiều bào ở nước ngoài. Ước mơ ấy giờ đây đang trở nên gần với hiện thực hơn sau những chuyển động từ chính quyền TP.HCM.
Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên cao - Ảnh: Đỗ Hùng
|
Cách đây khoảng chục năm, chính quyền tại Việt Nam đã đề cập đến kế hoạch đưa khách ra Trường Sa du lịch. Tuy nhiên, rốt cuộc thì những tour du lịch đúng nghĩa vẫn chưa được thực hiện. Cho tới nay, ngoài các lực lượng chức năng, phóng viên báo chí và quan chức ra thăm đảo theo các chuyến công tác của tàu Hải quân, người dân thường chỉ có thể tới Trường Sa khi thuộc các diện sau: ngư dân đánh cá có việc phải cập đảo (chẳng hạn tình huống cấp cứu), người dân Việt Nam hoặc kiều bào nước ngoài đi theo các chuyến công tác do nhà nước tổ chức.
Ngoài các trường hợp trên, ước nguyện đến với những mỏm đất giữa trùng khơi, một phần thiêng liêng và không bao giờ tách rời của đất mẹ Việt Nam, của đại đa số người dân trong nước và kiều bào vẫn còn phải tạm thời gác lại.
|
|
|
Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có bằng chứng lịch sử, có cơ sở pháp lý và có ý chí chính trị, có quyết tâm của toàn dân để khẳng định điều đó. Trường Sa của Việt Nam cũng hiển nhiên như khi nói rằng hang Sơn Đoòng, vịnh Hạ Long là của Việt Nam vậy. Từ điều hiển nhiên đó, việc tổ chức du lịch tới Trường Sa cũng cần được coi là hoạt động bình thường, hiển nhiên của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
|
|
|
|
|
|
Theo tôi, lẽ ra việc tổ chức tour du lịch tới Trường Sa cho đông đảo du khách Việt Nam, kiều bào, thậm chí cả du khách nước ngoài phải được thực hiện từ lâu rồi mới phải.
Trước đây, chính quyền Việt Nam cũng đã một vài lần công bố ý định đưa du khách ra Trường Sa thông qua các tour thường kì. Tuy nhiên, sau đó thì Trung Quốc, nước nhận vơ chủ quyền tại Trường Sa, đã lên tiếng phản đối. Có lẽ do chịu áp lực từ Trung Quốc mà Việt Nam tạm hoãn kế hoạch, tới bây giờ mới có
động thái thực hiện trở lại điều đã ấp ủ lâu nay.
Theo tôi, việc Việt Nam chùn tay trong kế hoạch tổ chức du lịch là không nên chút nào và điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong các vấn đề quân sự trên biển, chúng ta phải khéo léo, mềm dẻo để tránh xung đột. Đó là chủ trương đúng đắn. Nhưng trong hoạt động kinh tế hợp pháp trên vùng đất, vùng biển mà ta có chủ quyền thì chúng ta cứ phải thực hiện bình thường. Không nên và không được vì sức ép nào đó mà chùn tay, mà tạm hoãn cả. Mỗi một sự chùn tay của ta sẽ được Trung Quốc diễn dịch là hành động nhân nhượng, là thái độ “biết sợ” và họ lại càng được dịp lấn tới, trong khi chính nghĩa thuộc về chúng ta, còn họ lại là kẻ xâm lấn, chiếm cứ biển đảo của chúng ta.
Như chúng ta đã biết, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ năm 1974, khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang giữ quần đảo này.
Trường Sa thì bị Trung Quốc chiếm nhiều bãi cạn, đá và mới đây họ thực hiện việc bồi đắp để xây đảo nhân tạo với quy mô chưa từng có. Trung Quốc mới đây đã công khai ý định tăng cường các hoạt động hậu cần nghề cá trên các đảo nhân tạo, nên chi có thể dự đoán họ sẽ tăng cường các hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động du lịch, tới những nơi họ chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa.
Philippines, Malaysia và Đài Loan cũng chiếm một số thực thể tại Trường Sa như đảo Ba Bình (Đài Loan chiếm bất hợp pháp), đảo Thị Tứ (Philippines chiếm bất hợp pháp) và đá Hoa Lau (Malaysia chiếm bất hợp pháp).
Máy bay trực thăng đáp trên sân bay ở Trường Sa Lớn - Ảnh: Đỗ Hùng
|
Trong số các bên chiếm đóng trái phép quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines thường đưa du khách tới Trường Sa, nhưng Malaysia mới là quốc gia tổ chức hoạt động du lịch bài bản và thường xuyên nhất. Họ có tour tới đá Hoa Lau, nơi có cơ sở nghỉ dưỡng và lặn biển khá tiện nghi. Mỗi tour đi bằng máy bay xuất phát từ phi trường Kota Kinabalu trên đảo Borneo đến sân bay trên đá Hoa Lau với toàn bộ hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi tại resort 3 sao, lặn biển trong 6 ngày có giá khoảng 1.200 USD (tương đương 26 triệu đồng).
Tôi có những người bạn doanh nhân Malaysia, họ từng kể với tôi về chuyến đi của họ tới đá Hoa Lau mà họ gọi là Pulau Layang Layang. Trong những lần như vậy, tôi rất đau lòng về việc một phần tổ quốc mình nằm trong tay nước khác, và công dân nước khác đang tới du lịch ở nơi mà lẽ ra là của Việt Nam ấy. Điều đó càng nung nấu khát khao của tôi được đặt chân một lần tới Trường Sa, không phải thông qua một chuyến công tác đặc biệt được tổ chức cho kiều bào, mà bằng cách mua vé tour của một công ty du lịch, như cách mà tôi đã làm để đến thăm Phú Quốc, Hội An, Huế, Sa Pa trong những lần về Việt Nam.
Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có bằng chứng lịch sử, có cơ sở pháp lý và có ý chí chính trị, có quyết tâm của toàn dân để khẳng định điều đó. Trường Sa của Việt Nam cũng hiển nhiên như khi nói rằng hang Sơn Đoòng, vịnh Hạ Long là của Việt Nam vậy. Từ điều hiển nhiên đó, việc
tổ chức du lịch tới Trường Sa cần được coi là hoạt động bình thường, hiển nhiên của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Mới đây, một đài truyền hình Mỹ đã làm phóng sự tuyệt vời về hang Sơn Đoòng, quảng bá du lịch Việt Nam tới toàn thế giới. Tôi mong rằng trong tương lai, chính quyền tại Việt Nam tạo điều kiện để một đài quốc tế nào đó thực hiện quảng bá cho
du lịch Trường Sa bình thường như cách mà họ đã quảng bá cho Sơn Đoòng.
Bình luận (0)