Dự thảo chính sách nhập khẩu công nghệ mới bị phản ứng mạnh

17/03/2015 14:38 GMT+7

(TNO) Tại hội thảo góp ý về dự thảo lần 3, thông tư sửa đổi quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ… đã qua sử dụng của Bộ Khoa học - Công nghệ, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đứng ra tổ chức sáng nay 17.3 đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ứng quyết liệt của doanh nghiệp.

(TNO) Tại hội thảo góp ý về dự thảo lần 3, thông tư sửa đổi quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ… đã qua sử dụng của Bộ Khoa học - Công nghệ, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ứng quyết liệt từ doanh nghiệp.

xi-mang-lac-hauCông nghệ nhà máy xi măng lạc hậu gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Tiến Trình
“Tiêu chí: thời gian sử dụng không quá 10 năm với việc nhập khẩu tất cả máy móc, thiết bị thuộc các ngành khác nhau là không hợp lý, bởi một số loại máy móc, thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số thì niên hạn 10 năm là quá lạc hậu. Trong khi, các loại máy móc, thiết bị vận hành chủ yếu về cơ, do các nước có trình độ cơ khí chế tạo ở trình độ cao thì thời gian trên lại là ngắn”, ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam góp ý vào điều 6, chương 2 của dự thảo thông tư về điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
Cụ thể, với ngành in, ông Dòng dẫn chứng: “Có những loại thiết bị, sắp chữ, dàn trang, ghi bản điện tử hoặc máy in kỹ thuật số thì chỉ sau 5 - 7 năm, các cơ sở in đã muốn thanh lý, bán cũng chẳng mấy ai mua. Trong khi đó, những loại máy in truyền thống như in offset, in ống đồng… hoặc những máy gia công thành phẩm thì 20 năm hoặc lâu hơn nữa vẫn rất tốt nếu là máy Đức, Nhật Bản, Italia, Mỹ…sản xuất”.
Đặc biệt, với tiêu chí, “chất lượng còn lại từ 80% trở lên” với máy móc, dây chuyền, công nghệ nhập khẩu, theo ông Nguyễn Văn Dòng, đây là tiêu chí mang tính định lượng nhưng dự thảo thông tư của Bộ Khoa học - Công nghệ lại không đưa ra phương pháp đo lường. Theo ông này, rất khó tìm ra một phương pháp xác định thế nào là máy móc, thiết bị… chất lượng còn 80%, do mỗi chiếc máy, thiết bị có hàng trăm, hàng ngàn chi tiết, khi sử dụng, mức độ hao mòn khác nhau, khó có thể có một công thức đánh giá chính xác chất lượng còn lại của máy móc đó.
“Hơn nữa, việc giám định chất lượng không thể thực hiện bằng mắt thường mà phải tháo dỡ máy móc ra để kiểm tra hoặc phải chạy thử trong một thời gian nhất định”, ông Dòng nói.
Do đó, theo ông, các quy định trên là không có tính khả thi và Bộ Khoa học - Công nghệ nên tìm giải pháp chính sách khác.
Cùng quan điểm trên, luật sư Lương Thanh Quang, Công ty Luật TNHH Rajah &Tannn LCT Lawyers cho rằng, dự thảo thông tư mới tuy quy định thời gian máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu không quá 10 năm là đã nới rộng so với quy định 5 năm trước đây tại Thông tư 20/TT-KHCN của Bộ Khoa học - Công nghệ (đã bị bãi bỏ ngay sau khi ban hành, quy định về việc nhập khẩu thiết bị, máy móc… đã qua sử dụng) nhưng vẫn “chưa thuyết phục”.
Lý do, theo ông, có nhiều loại máy móc chuyên dùng của các nước phát triển, các nước G7 thì tuổi thọ của máy móc gấp 4 - 5 lần thậm chí hàng chục lần so với các nước đang phát triển khác.
“Nên loại bỏ quy định về thời gian sử dụng, bất kể đó là 5, 10 hay 15 năm, mang tính định lượng, chủ quan và cào bằng như hiện nay”, ông Quang nói.
“Chúng tôi không rõ cơ sở khoa học nào để đưa ra quy định chất lượng còn 80% là phù hợp chứ không phải 70% hay thấp hơn? Liệu các cơ quan đăng kiểm của Việt Nam có đủ năng lực, máy móc thiết bị để khẳng định máy móc, công nghệ cần kiểm tra còn đạt 80% chất lượng hay 70%, hay đó chỉ là cái cớ, là điều kiện phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu…?”, ông Quang đặt câu hỏi. Theo ông này, chỉ cần giữ lại tiêu chí về chất lượng thiết bị, ưu tiên các cơ sở định tính nhưng tỷ lệ phần trăm tương ứng cần nghiên cứu lại cho hợp lý, phù hợp với từng nhóm máy móc, thiết bị thuộc các ngành nghề khác nhau.
Đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cũng phản ứng mạnh về dự thảo thông tư này.
Theo ông Nestor Scherbey, Trưởng ủy ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, những hạn chế mới trong dự thảo thông tư có thể đem lại tác dụng “ngược” so với dự định ban đầu (hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.