Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin: Cung cấp ngay cho người dân, không kéo dài

11/11/2015 16:30 GMT+7

(TNO) Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Tiếp cận thông tin chiều 11.11, Ủy ban Pháp luật đề nghị luật phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho người dân trong tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước.

(TNO) Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Tiếp cận thông tin chiều 11.11, Ủy ban Pháp luật đề nghị luật phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho người dân trong tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước.


Tiep-can-thong-tinNgười dân được tiếp cận thông tin từ các cơ quan công quyền - Ảnh: NT

Báo cáo tờ trình dự thảo luật do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày cho thấy, dự thảo luật lần này đã cơ bản xây dựng được những quy định nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Từ quy trình, thủ tục, cách thức cung cấp cũng như việc xử lý trách nhiệm…

Theo báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, đa số các ý kiến đều tán thành ban hành để cụ thể hóa quy định Hiến pháp 2013 về quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nâng cao tính minh bạch của chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như giám sát hoạt động của công chức.

Về chủ thể có quyền tiếp cận thông tin dự thảo quy định là công dân, người nước ngoài cư trú hợp pháp, Ủy ban Pháp luật nhất trí vì quy định này phù hợp với nội dung Hiến pháp 2013. Đối với chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông là các cơ quan nhà nước, theo Ủy ban Pháp luật đây là cơ quan chủ yếu tạo ra thông tin liên quan tới đời sống, kinh tế - xã hội là phù hợp. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị mở rộng chủ thể như tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các DN nhà nước. Bởi trên thực tế nhiều tổ chức được giao thực hiện chính sách, chương trình dự án lớn… liên quan đến ngân sách, tài sản nhà nước và tài sản công dân. Thông tin này cũng cần được công khai, minh bạch.

Liên quan đến trách nhiệm xử lý thông tin không chính xác, Ủy ban Pháp luật cho rằng cần xử lý nghiêm và khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại do thông tin không chính xác gây ra. Quy định cụ thể trường hợp phát hiện thông tin không chính xác để các cơ quan nhà nước chủ động cung cấp thông tin.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, luật phải quy định cung cấp thông tin ngay cho công dân, không nên kéo dài đến 5 ngày như trong dự thảo, trừ trường hợp thông tin quan trọng, phức tạp cần kéo dài nhưng phải có thời gian cụ thể. Đặc biệt, tránh gây phiền hà, tốn kém chi phí đi lại cho người dân.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.