Dự thảo quy định 'sản xuất tại Việt Nam' sẽ loại bỏ nạn 'đội lốt' hàng Việt?

Nguyên Nga
Nguyên Nga
01/11/2022 18:59 GMT+7

Ngày 1.11, Bộ Công thương chính thức lấy ý kiến cho dự thảo thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Tại Nghị quyết số 73 ngày 27.5.2022, Chính phủ đã giao “Bộ Công thương xem xét, quyết định ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp thông tư theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao…”.

Các linh kiện xe đạp do Công ty Excel (Trung Quốc) nhập khẩu về Việt Nam lắp ráp và gắn “made in Vietnam” để xuất sang Mỹ bị hải quan phát hiện

Ng.Ng

Theo Bộ Công thương, dự thảo thông tư được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Có 5 nguyên tắc xác định và thể hiện hàng hóa của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân căn cứ các quy định của thông tư để tự xác định và tự chịu trách nhiệm khi xác định hàng hóa của mình là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Trường hợp không xác định được hàng hóa là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo quy định tại thông tư thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Theo Bộ Công thương, về nguyên tắc, dự thảo sẽ không phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định số 43/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021 của Chính phủ, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ.

Bộ Công thương khẳng định, các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc "gian lận xuất xứ", tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định số 43 tại cửa khẩu, thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm "đội lốt" hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua. Dự thảo thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.